Một số bài toán thực tế chủ đề dãy số lớp 11 mới Bài toán lãi suất kép
dayhoctoan .vn ,Đăng ngày: 2024-07-17
Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé

Một số bài toán thực tế chủ đề dãy số lớp 11 mới Bài toán lãi suất kép

Bài 45. Ông An gửi tiết kiệm 100 triệu đồng kì hạn 1 tháng với lãi suất $6 \%$ một năm theo hình thức tính lãi kép. Số tiền (triệu đồng) của ông An thu được sau $n$ tháng được cho bởi công thứC
$$
A_n=100\left(1+\frac{0,06}{12}\right)^n \text {. }
$$
a) Tìm số tiền ông An nhận được sau tháng thứ nhất, sau tháng thứ hai.
b) Tìm số tiền ông An nhận được sau 1 năm.
: Lời giải.
a) Số tiền ông An nhận được sau tháng thứ nhất là
$$
A_1=100\left(1+\frac{0,06}{12}\right)^1=100,5 \text { (triệu đồng). }
$$

Số tiền ông An nhận được sau tháng thứ hai là
$$
A_2=100\left(1+\frac{0,06}{12}\right)^2=101,0025 \text { (triệu đồng). }
$$
b) Số tiền ông An nhận được sau 1 năm (12 tháng) là
$$
A_{12}=100\left(1+\frac{0,06}{12}\right)^{12} \approx 106,17 \text { (triệu đồng). }
$$

Bài 46. Chị Hương vay trả góp một khoản tiền 100 triệu đồng và đồng ý trả dần 2 triệu đồng mỗi tháng với lãi suất $0,8 \%$ số tiền còn lại của mỗi tháng. Gọi $A_n,(n \in \mathbb{N})$ là số tiền còn nợ (triệu đồng) của chị Hương sau $n$ tháng.
a) Tìm lần lượt $A_0, A_1, A_2, A_3, A_4, A_5, A_6$ đễ tính số tiền còn nợ của chị Hương sau 6 tháng.
b) Dự đoán hệ thức truy hồi đối với dãy số $\left(A_n\right)$.
. Lời giải.
a) Ta có $A_0=100$ (triệu dồng).
Tiền lãi chị Hương phải trả sau 1 tháng là $100 \cdot 0,8 \%=0,8$ (triệu đồng).
Do đó, số tiền gốc chị Hương trả được sau 1 tháng là $2-0,8=1,2$ (triệu đồng).
Khi đó, số tiền còn nợ của chị Hương sau 1 tháng là $A_1=100-1,2=98,8$ (triệu đồng).

. Tiền lãi chị Hương phải trả sau 2 tháng là $98,8 \cdot 0,8 \%=0,7904$ (triệu đồng).
Do đó, số tiền gốc chị Hương trả được sau 2 tháng là $2-0,7904=1,2096$ (triệu đồng).
Khi đó, số tiền còn nợ của chị Hương sau 2 tháng là $A_2=98,8-1,2096=97,5904$ (triệu đồng).

๑ Tiền lãi chị Hương phải trả sau 3 tháng là $97,5904 \cdot 0,8 \%=0,7807232$ (triệu đồng).
Do đó, số tiền gốc chị Hương trả được sau 3 tháng là $2-0,7807232=1,2192768$ (triệu đồng).
Khi đó, số tiền còn nợ của chị Hương sau 3 tháng là $A_3=97,5904-1,2192768=96,3711232$ (triệu đồng).

Tiền lãi chị Hương phải trả sau 4 tháng là $96,3711232 \cdot 0,8 \% \approx 0,77097$ (triệu đồng).
Do đó, số tiền gốc chị Hương trả được sau 4 tháng là $2-0,77097=1,22903$ (triệu đồng).
Khi đó, số tiền còn nợ của chị Hương sau 4 tháng là $A_4=96,3711232-1,22903=95,1420932$ (triệu đồng).

Tiền lãi chị Hương phải trả sau 5 tháng là $95,1420932 \cdot 0,8 \% \approx 0,76114$ (triệu đồng).
Do đó, số tiền gốc chị Hương trả được sau 5 tháng là $2-0,76114=1,23886$ (triệu đồng).
Khi đó, số tiền còn nợ của chị Hương sau 5 tháng là $A_5=95,1420932-1,23886=93,9032332$ (triệu đồng).

Tiền lãi chị Hương phải trả sau 6 tháng là $93,9032332 \cdot 0,8 \% \approx 0,75123$ (triệu đồng).
Do đó, số tiền gốc chị Hương trả được sau 6 tháng là $2-0,75123=1,24877$ (triệu đồng).
Khi đó, số tiền còn nợ của chị Hương sau 6 tháng là $A_6=93,9032332-1,24877=92,6544632$ (triệu đồng).
b) Dự đoán hệ thức truy hồi đối với dãy số $\left(A_n\right)$ là
$$
A_0=100, A_n=A_{n-1}-\left(2-A_{n-1} \cdot 0,8 \%\right)=1,008 A_{n-1}-2
$$

"BIẾT LÀM---->LÀM ĐÚNG----->LÀM NHANH"

CHÚC CÁC EM HỌC TỐT BÀI NÀY NHÉ

Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé