3 đề ôn tập giữa kì 2 Toán 11 năm 2023 2024 trường THPT Việt Đức Hà Nội
dayhoctoan .vn ,Đăng ngày: 2024-02-22
Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé

3 đề ôn tập giữa kì 2 Toán 11 năm 2023 2024 trường THPT Việt Đức Hà Nội

tuyển tập 03 đề ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán 11 năm học 2023 – 2024 trường THPT Việt Đức, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

I. Giới hạn chương trình
Chương 5 + Chương 6 + Chương 7 (đến hết bài Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng).
Cấu trúc đề: 70 % TN – 30 % TL.
A. Phần trắc nghiệm.
1 Hàm số liên tục 3.
2 Lũy thừa – Logarit 8.
3 Hàm số mũ, logarit 5.
4 PT – BPT mũ, logarit 5.
5 Hai đường thẳng vuông góc 3.
6 Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng 4.
B. Phần tự luận.
– Lũy thừa với số mũ thực – logarit.
– PT – BPT mũ – logarit.
– Chứng minh đường thẳng ⊥ mặt phẳng, đường thẳng ⊥ đường thẳng.
II. Một số đề ôn tập

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1
Giáo viên ra đề: cô Nguyễn Thị Hảo
PHẦN TRÁC NGHIỆM:
Câu 1: Các hàm số sau, hàm số nào liên tục trên $\mathbb{R}$ ?
A. $y=x^3-x$.
B. $y=\cot x$.
C. $y=\frac{2 x-1}{x-1}$.
D. $y=\sqrt{x^2-1}$

Câu 2: Cho các mệnh đề:
1. Nếu hàm số $y=f(x)$ liên tục trên $(a ; b)$ và $f(a) \cdot f(b)<0$ thì tồn tại $x_0 \in(a ; b)$ sao cho $f\left(x_0\right)=0$.
2. Nếu hàm số $y=f(x)$ liên tục trên $[a ; b]$ và $f(a) \cdot f(b)<0$ thì phương trình $f(x)=0$ có nghiệm.
3. Nếu hàm số $y=f(x)$ liên tục, đơn điệu trên $[a ; b]$ và $f(a) \cdot f(b)<0$ thì phương trình $f(x)=0$ có nghiệm duy nhất.
A. Có đúng hai mệnh đề sai.
B. Cả ba mệnh đề đều đúng.
C. Cả ba mệnh đề đều sai.
D. Có đúng một mệnh đề sai.

Câu 3: Để hàm số $y=\left\{\begin{array}{lll}x^2+3 x+2 & \text { khi } & x \leq-1 \\ 4 x+a & \text { khi } & x>-1\end{array}\right.$ liên tục tại điểm $x=-1$ thì giá trị của $a$ là
A. -4 .
B. 4 .
C. 1 .
D. -1 .

Câu 4: Cho $a>0 ; m, n \in \mathbb{R}$. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. $a^m+a^n=a^{m+n}$.
B. $a^m \cdot a^n=a^{m-n}$.
C. $\left(a^m\right)^n=\left(a^n\right)^m$.
D. $\frac{a^m}{a^n}=a^{n-m}$.

Câu 17: Nghiệm của phương trình $\log _3(x-1)=2$ là
A. $x=8$.
B. $x=9$.
C. $x=7$.
D. $x=10$.

Câu 18: Tập nghiệm bất phương trình $2^{x^2-3 x}<16$ là
A. $(-\infty ;-1)$.
B. $(4 ;+\infty)$.
C. $(-1 ; 4)$.
D. $(-\infty ;-1) \cup(4 ;+\infty)$.

Câu 19: Tập nghiệm của bất phương trình $\log _3\left(18-x^2\right) \geq 2$ là
A. $(-\infty ; 3]$.
B. $(0 ; 3]$.
C. $[-3 ; 3]$.
D. $(-\infty ;-3] \cup[3 ;+\infty)$.

Câu 20: Tập nghiệm của bất phương trình $2^x<5$ là
A. $\left(-\infty ; \log _2 5\right)$.
B. $\left(\log _2 5 ;+\infty\right)$.
C. $\left(-\infty ; \log _5 2\right)$.
D. $\left(\log _5 2 ;+\infty\right)$.

Câu 21: Gọi $x, y$ các số thực dương thỏa mãn điều kiện $\log _9 x=\log _6 y=\log _4(x+y)$ và $\frac{x}{y}=\frac{-a+\sqrt{b}}{2}$ với $a, b$ là hai số nguyên dương. Tính $T=a^2+b^2$.
A. $T=26$.
B. $T=29$.
C. $T=20$.
D. $T=25$.

Câu 22: Trong không gian, cho 3 đường thẳng $a, b, c$ phân biệt và mặt phẳng $(P)$. Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Nếu $a \perp c$ và $(P) \perp c$ thì $a / /(P)$.
B. Nếu $a \perp c$ và $b \perp c$ thì $a / / b$.
C. Nếu $a \perp b$ và $b \perp c$ thì $a \perp c$.
D. Nếu $a \perp b$ thì $a$ và $b$ cắt nhau hoặc chéo nhau.

Câu 23: Cho hình lập phương $A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}$. Tính góc giữa hai đường thẳng $A C$ và $A^{\prime} B$.
A. $60^{\circ}$
B. $45^{\circ}$
C. $75^{\circ}$
D. $90^{\circ}$

Câu 24: Cho tứ diện $A B C D$ có $A B=C D=2 a$. Gọi $M, N$ lần lượt là trung điểm của $A D$ và $B C$. Biết $M N=\sqrt{3} a$, góc giữa hai đường thẳng $A B$ và $C D$ bằng
A. $45^{\circ}$.
B. $90^{\circ}$.
C. $60^{\circ}$.
D. $30^{\circ}$.

Câu 25: Cho hai đường thẳng phân biệt $a, b$ và mặt phẳng $(P)$. Chọn khẳng định đúng?
A. Nếu $a \|(P)$ và $b \perp a$ thì $b \perp(P)$.
B. Nếu $a \|(P)$ và $b \perp(P)$ thì $b \perp a$.
C. Nếu $a \perp(P)$ và $b \perp a$ thì $b \|(P)$.
D. Nếu $a \|(P)$ và $b \|(P)$ thì $b \| a$.

Câu 26: Cho hình chóp $S . A B C D$ có đáy là hình vuông, cạnh bên $S A$ vuông góc với đáy $(A B C D)$. Khẳng định nào sau đây sai?
A. $C D \perp(S B C)$.
B. $S A \perp(A B C)$.
C. $B C \perp(S A B)$.
D. $B D \perp(S A C)$.

Câu 27: Cho tứ diện $M N P Q$ có hai tam giác $M N P$ và $Q N P$ là hai tam giác cân lần lượt tại $M$ và $Q$. Góc giữa hai đường thẳng $M Q$ và $N P$ bằng
A. $45^{\circ}$.
B. $30^{\circ}$.
C. $60^{\circ}$.
D. $90^{\circ}$.

Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé