Đề cương ôn tập lớp 11 trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành có hướng dẫn giải chi tiết CÓ FILE WORD
dayhoctoan .vn ,Đăng ngày: 2019-12-30
Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé

[FILE WORD] Đề cương ôn tập lớp 11 trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành có hướng dẫn giải chi tiết CÓ FILE WORD                         Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành                               ĐỀ CƯƠNG MÔN TOÁN LỚP 11 HKI

                                                                                                                        Năm học 2018-2019

Đại số và giải tích . Giới hạn chương trình đến hết §2 Chương III Sách giáo khoa Đại số và Giải tích 11 ban cơ bản. Trong chương I, học sinh cần nắm vững những nội dung như đã hướng dẫn trong đề cương giữa kì I. Trong chương II, học sinh cần nắm vững những nội dung sau: khái niệm tổ hợp, chỉnh hợp, hoán vị và công thức tính số tổ hợp, chỉnh hợp, hoán vị; một số phương pháp đếm, khái niệm xác suất và một số quy tắc tính xác suất, một số tính chất của , nhị thức Niu –tơn, tam giác Pascal. Trong chương III, học sinh cần nắm vững những nội dung sau: các bước chứng minh một mệnh đề bằng phương pháp quy nạp toán học, khái niệm dãy số, một số cách cho dạy số, dãy số tăng, dãy số giảm, dãy số bị chặn trên, dãy số bị chắn dưới, dãy số bị chặn.

Hình học: Giới hạn chương trình đến hết §4 Chương II Sách giáo khoa Hình học 11 ban cơ bản. Trong chương I, học sinh cần nắm vững những nội dung như đã hướng dẫn  trong đề cương giữa kì I. Trong chương II, học sinh cần nắm vững các vị trí tương đối của hai đường thẳng, một số dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, một số dấu hiệu nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, một số dấu hiệu nhận biết hai mặt phẳng song song, các tính chất của hình lăng trụ, hình hộp.

Học sinh có thể tham khảo một số câu hỏi lí thuyết và một số bài tập sau đây.

PHẦN I. MỘT SỐ BÀI TẬP Ở MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT – THÔNG HIỂU

ĐẠI SỐ

Bài 8. Một đồng xu cân đối và đồng chất được tung hai lần liên tiếp. Xác suất của biến cố cả hai lần tung đều xuất hiện mặt ngửa là?

Bài 18. Cho hình chóp $S.ABCD$ có $AB//CD$. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng $\left({SAB}\right)$ và $\left({SCD}\right)$.

A. Là đường thẳng đi qua $S$ và song song với $AB$.                          

B. Là đường thẳng đi qua $S$ và song song với $AD$.                          

C. Là đường thẳng $AC$.                                   

D. Là đường thẳng $BD$.

Bài 19. Cho tứ diện $ABCD$. Mặt phẳng $\left(P\right)$ song song với $AD$ và $BC$ lần lượt cắt các cạnh $AB$, $AC$, $CD$, $BD$ tại $M$, $N$, $P$, $Q$ ( các điểm này không trùng với đỉnh của tứ diện). Chứng minh rằng  $MNPQ$ là hình bình hành.

Bài 20. Cho tứ diện $ABCD$. Gọi $M$, $N$, $P$, $Q$, $R$, $S$ lần lượt là trung điểm của các cạnh $AB$, $CD$, $AC$, $BD$, $AD$, $BC$. Chứng minh rằng các đoạn thẳng $MN$, $PQ$, $RS$ đồng quy tại trung điểm của mỗi đoạn.

Bài 23.    Xác định số nghiệm của phương trình $\sqrt{3}\sin x+\cos x=1$ trên $\left[{0;2\pi }\right]$.

Bài 24.    (Đại học kinh tế Quốc Dân năm 1997) Tìm nghiệm của phương trình $\cos 7x-\sqrt{3}\sin 7x=-\sqrt{2}$ thỏa mãn điều kiện $\dfrac{2\pi }5<x<\dfrac{6\pi }7$.

XEM TRỰC TUYẾN VÀ TẢI VỀ DƯỚI ĐÂY

Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé