Đề thi chọn học sinh giỏi môn Toán THPT cấp tỉnh năm học 2023 2024 sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên.
dayhoctoan .vn ,Đăng ngày: 2024-01-31
Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Toán THPT cấp tỉnh năm học 2023 2024 sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên.

Câu I ( 4,0 điểm)
1. Cho hàm số $y=\frac{x+1}{x-3}$ có đồ thị là $(C)$. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị $(C)$ biết tiếp tuyến cắt các trục tọa độ $O x, O y$ lần lượt tại hai điểm phân biệt $A$ và $B$ sao cho $O B=4 O A$.
2. Gọi $\left(C_m\right)$ là đồ thị của hàm số $y=2 x^3-3(2 m+1) x^2+6\left(m^2+m\right) x+2024$ với $m$ là tham số thực. Có bao nhiêu điểm $M$ sao cho tồn tại hai giá trị khác nhau $m_1, m_2$ mà $M$ là điểm cực đại của đồ thị $\left(C_{\mathrm{m}}\right)$ và là điểm cực tiểu của đồ thị $\left(C_{\mathrm{m}_2}\right)$.

Câu II (4,0 điểm)
1. Giải bất phương trình $9.5^{x+1}+25.3^{x+1} \leq 152 \cdot \sqrt{15^x},(x \in \mathbb{R})$.
2. Cho hai số thực $x, y$ thỏa mãn $\log _{\sqrt{2}} \frac{x+y}{x^2+y^2+1}=2 x(x-2)+2 y(y-2)$. Tìm tổng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức $Q=\frac{x+2 y-2}{x+y}$.

Câu III (6,0 điểm)
1. Cho mặt cầu $(S)$ tâm $O$ và các điểm $A, B, C$ nằm trên mặt cầu $(S)$ sao cho $A B=6, A C=8$, $B C=10$ và khoảng cách từ $O$ đến mặt phẳng $(A B C)$ bằng $\sqrt{11}$. Tính thể tích của khối cầu $(S)$.
2. Cho hình lăng trụ $A B C \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$ có đáy là tam giác đều. Hình chiếu vuông góc của $A^{\prime}$ trên $(A B C)$ là trung điềm của $B C$. Mặt phẳng $(P)$ vuông góc với các cạnh bên và cắt các cạnh bên $A A^{\prime}, B B^{\prime}, C C^{\prime}$ của hình lăng trụ lần lượt tại $I, J, K$. Biết góc giữa mặt phẳng $\left(A B B^{\prime} A^{\prime}\right)$ và mặt phẳng $\left(B C C^{\prime} B^{\prime}\right)$ bằng $30^{\circ}$ và diện tích tam giác $I J K$ bằng $\sqrt{3}$. Tính khoảng cách giữa $C C^{\prime}$ và $A^{\prime} B$.
3. Cho hình chóp $S . A B C$ có $A B=5 ; B C=6 ; C A=9$. Khoảng cách từ $A$ đến mặt phẳng $(S B C)$ bằng $2 \sqrt{5}$; khoảng cách từ $B$ đến mặt phẳng $(S A C)$ bằng $\frac{4 \sqrt{5}}{9}$; khoảng cách từ $C$ đến mặt phẳng $(S A B)$ bằng $\frac{8 \sqrt{10}}{5}$; hình chiếu vuông góc của $S$ lên mặt phẳng $(A B C)$ nằm ngoài tam giác $A B C$ và thuộc miền góc $\widehat{B A C}$. Tính thể tích khối chóp $S.ABC$.

Câu IV (2,0 điểm): Tính nguyên hàm $I=\frac{1}{\sqrt{2}} \int \frac{1}{\cos x \cos \left(x+\frac{\pi}{4}\right)} d x$.
Câu V (2,0 điểm): Lấy ngẫu nhiên một số tự nhiên có 5 chữ số. Tính xác suất để lấy được số chia hết cho 13 mà chữ số hàng đơn vị bằng 3 .

Câu VI (2,0 điểm): Cho hàm số $f(x)$ có đạo hàm xác định trên $\mathbb{R}$ là $f^{\prime}(x)=5 x\left(4-x^2\right) \sqrt{x^2+2}$.
Giả sử $a, b$ là hai số thực thay đổi sao cho $-2 \leq a<b$. Tìm giá trị nhỏ nhất của $P=f(a)-f(b)$.

 

Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé