Chuyên đề khảo sát sự biến và vẽ đồ thị hàm số và bài toán liên quan từ đề thi học sinh giỏi các tỉnh các năm
dayhoctoan .vn ,Đăng ngày: 2020-08-05
Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé

Chuyên đề khảo sát sự biến và vẽ đồ thị hàm số và bài toán liên quan từ đề thi học sinh giỏi các tỉnh các năm 

Nội dung đề: 

KHẢO SÁT HÀM SỐ TRONG ĐỀ THI HSG CÁC NĂM

BÀI 1: (HUẾ 2018 – 2019) (4,0 điểm)

Cho hàm số $y=\frac{2x-1}{x-1}$ có đồ thị $\left( C \right).$ Gọi $I$ là giao điểm của hai đường tiệm cận của đồ thị $\left( C \right).$ Tiếp tuyến tại $M$ của đồ thị $\left( C \right)$ cắt hai đường tiệm cận của đồ thị $\left( C \right)$ lần lượt tại hai điểm $A$ và $B.$

a) Chứng minh $M$ là trung điểm của đoạn thẳng $AB.$

b) Xác định tọa độ điểm$M$ để chu vi tam giác $IAB$ nhỏ nhất.

BÀI 2: (HUẾ 2017- 2018) (4,0 điểm)

Cho hàm số $y=\frac{2x-m}{mx+1},\,\,\,\left( {{H}_{m}} \right)$

a) Khi $m=1,$ hàm số đã cho có đồ thị $\left( {{H}_{1}} \right)$ cắt hai trục $Ox,Oy$ lần lượt tại hai điểm $A$ và $B.$ Tính diện tích tam giác $OAB.$

b) Chứng minh rằng với mọi $m\ne 0$ thì đồ thị hàm số $\left( {{H}_{m}} \right)$ cắt đường thẳng $\left( d \right):y=2x-2m$ tại hai điểm phân biệt $C,D$thuộc một đường $\left( H \right)$ cố định. Đường thẳng $\left( d \right)$ cắt $Ox,Oy$ lần lượt tại các điểm $M,N.$ Tìm $m$ để ${{S}_{OCD}}=3.{{S}_{OMN}}.$

BÀI 3: (HUẾ 2015-2016) (3,0 điểm)

Cho hàm số $y=\frac{2x-1}{x-1}$ có đồ thị $\left( C \right).$ Gọi $I$ là giao điểm của hai đường tiệm cận của đồ thị $\left( C \right).$ Tiếp tuyến tại $M$ của đồ thị $\left( C \right)$ cắt hai đường tiệm cận của đồ thị $\left( C \right)$ lần lượt tại hai điểm $A$ và $B.$

a) Chứng minh $M$ là trung điểm của đoạn thẳng $AB.$

b) Chứng minh rằng diện tích tam giác $IAB$ không đổi.

c) Xác định tọa độ điểm$M$ để chu vi tam giác $IAB$ nhỏ nhất.

BÀI 4: (HUẾ 2014-2015) (4,0 điểm)

Cho hàm số $y=\left( 2-m \right){{x}^{3}}-6m{{x}^{2}}+9\left( 2-m \right)x-2$ có đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right),\,m$ là tham số thực.

a) Tìm $m$ để hàm số có cực đại, cực tiểu và hai điểm cực đại, cực tiểu của đồ thị hàm số với điểm $I\left( 0;4 \right)$ thẳng hàng.

b) Tìm $m$ để đường thẳng $d:y=-2$ cắt  đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right)$ tại ba điểm phân biệt $A\left( 0;-2 \right),B,C$ và diện tích tam giác $OBC$ bằng $2\sqrt{7}$ (với $O$ là gốc tọa độ).

BÀI 5: (HUẾ 2013-2014) (4,0 điểm)

Cho hàm số $y={{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+3\left( m-1 \right)x+2$ có đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right),\,m$ là tham số thực.

a) Tìm $m$ để hàm số đồng biến trên khoảng $\left( 1;+\infty  \right).$

b) Khi $m=0,$ tìm điểm $N$ trên trục hoành mà từ đó kẻ được ba tiếp tuyến đến đồ thị $\left( {{C}_{0}} \right)$ (ứng với $m=0$ ) sao cho hoành độ ba tiếp điểm ${{x}_{1}},{{x}_{2}},{{x}_{3}}$ thỏa mãn điều kiện: $x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+x_{3}^{2}=20.$

BÀI 6: (HUẾ 2012-2013) (4,0 điểm)

Với mỗi tham số thực $m,$ gọi $\left( {{C}_{m}} \right)$ là đồ thị của hàm số $y=\frac{{{x}^{2}}+mx-2m-4}{x+2}.$

a) Viết phương trình tiếp tuyến của $\left( {{C}_{m}} \right)$ biết $A\left( 0;1 \right)$ là tiếp điểm.

b) Chứng minh rằng khi $m$ thay đổi thì điểm cực tiểu của $\left( {{C}_{m}} \right)$ chạy trên một parabol cố định.

BÀI 7: (BÌNH PHƯỚC 2017 – 2018)

Cho hàm số $y=\frac{2x-2}{x+1}$. Tìm điểm $M$ thuộc $\left( C \right)$ sao cho khoảng cách từ $M$ đến đường thẳng ${{\Delta }_{1}}:2x-y+4=0$ bằng $\frac{2}{3}$ lần  khoảng cách từ $M$đến đường thẳng  ${{\Delta }_{2}}:x-2y+5=0$.

BÀI 8: (CẦN THƠ 2018 – 2019)

Cho hàm số $y={{x}^{4}}-8m{{x}^{2}}+16{{m}^{2}}-m+1\left( m\in \mathbb{R} \right)$ có đồ thị $\left( C \right)$ và điểm $H\left( 0;1 \right).$ Tìm tất cả giá trị $m$ để đồ thị $\left( C \right)$ có ba cực trị $A,B,C$ sao cho $H$ là trực tâm tam giác $ABC.$

BÀI 9: (ĐỒNG NAI 2017 – 2018)

Cho hàm số $y={{x}^{4}}-2(m-1){{x}^{2}}+2018\,(C),\,m$ là tham số.

a) Xác định $m$để đồ thị $(C)$có ba điểm cực trị là $A,B,C$và tam giác $ABC$ là tam giác đều.

b) Cho hàm số $y=\frac{2x+3}{x-2}\,(H)$. Tìm tọa độ điểm $M\in (H)$ sao cho khoảng cách từ $M$đến $(d):y=-7x+20$ là nhỏ nhất.

BÀI 10 (HÀ NAM 2016 – 2017)

Cho hàm số $y=\frac{1}{3}m{{x}^{3}}-(m-1){{x}^{2}}+3(m-2)x+1$, với m là tham số thực. Tìm m để hàm số đồng biến trên $\left[ 2;+\infty  \right)$.

BÀI 11 (HÀ NAM 2016 – 2017)

Cho hàm số $y=\frac{1-x}{x+1}$ có đồ thị $\left( H \right)$, $M$là điểm tùy ý trên $\left( H \right)$ có hoành độ nhỏ hơn $-1$, tiếp tuyến của $\left( H \right)$ tại điểm M cắt tiệm cận đứng, tiệm cận ngang lần lượt tại AB. Xác định tọa độ điểm M để diện tích tam giác OAB đạt giá trị nhỏ nhất, (O là gốc tọa độ).

BÀI 12 (HẢI DƯƠNG 2017 – 2018)

 

Tìm tất cả các giá trị của m để đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}-3mx+1$ có hai điểm cực trị A, B sao cho diện tích $\Delta \,IAB$ bằng $8\sqrt{2}$.

BÀI 13 (LÂM ĐỒNG 2018 - 2019)

Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ để hàm số $y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+3\left( {{m}^{2}}-1 \right)x-3{{m}^{2}}-1$ có hai điểm cực trị ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ thỏa ${{x}_{1}}+4{{x}_{2}}=0.$

BÀI 14 (NAM ĐỊNH 2015 - 2016)

Cho hàm số $y=\frac{x+1}{x-1}$ có đồ thị là (C). Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C) tại những điểm thuộc (C) mà khoảng cách từ điểm đó đến đường thẳng $\Delta :x+y-3=0$ bằng $\sqrt{2}$.

BÀI 15 (NAM ĐỊNH 2015 - 2016)

Cho hàm số $y={{x}^{3}}-2\left( m+1 \right){{x}^{2}}+\left( 5m+1 \right)x-2m-2$ có đồ thị là $({{C}_{m}})$, với m là tham số. Tìm m để $({{C}_{m}})$cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt $A\left( 2;0 \right),\,B,\,C$ sao cho trong hai điểm B, C có một điểm nằm trong và một điểm nằm ngoài đường tròn $\left( T \right):x{}^{2}+{{y}^{2}}=1$.

BÀI 16 (QUẢNG BÌNH 2015 - 2016)

Cho hàm số $y=\frac{x-3}{x+1}$ có đồ thị (C). Tìm tọa độ điểm M thuộc đồ thị (C) sao cho tổng khoảng cách từ điểm M đến các đường tiệm cận đạt giá trị nhỏ nhất.

BÀI 17 (QUẢNG BÌNH 2016 - 2017)

Tìm tất cả các giá trị của tham số $m\,(m\ne 0)$ để đường thẳng $\Delta :y=3(x-m)$ cắt đồ thị hàm số $y=\frac{3x-2m}{mx+1}(H)$ tại 2 điểm phân biệt $A,\,\,B$ sao cho diện tích $\Delta OAB$ bằng $\frac{\sqrt{21}}{2}$.

BÀI 18 (QUẢNG BÌNH 2017 - 2018)

Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị $\left( C \right):y=\frac{x}{x-1}$, biết rằng khoảng cách từ tâm đối xứng của đồ thị $\left( C \right)$ đến tiếp tuyến là lớn nhất.

BÀI 19 (THÁI BÌNH 2017 - 2018)

Cho hàm số:$y=\frac{2x-1}{x+1}$ có đồ thị là (C). Tìm tọa độ điểm M thuộc đồ thị (C) sao cho tổng khoảng cách từ điểm M đến hai đường tiệm cận đạt giá trị nhỏ nhất.

BÀI 20 (THÁI BÌNH 2017 - 2018)

Cho hàm số:$y=2{{x}^{3}}-\left( m+6 \right){{x}^{2}}-\left( {{m}^{2}}-3m \right)x+3{{m}^{2}}$ có đồ thị là $\left( {{C}_{m}} \right)$ ($m$ là tham số). Tìm tất cả các giá trị của m sao cho đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right)$ cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt có hoành độ ${{x}_{1}};{{x}_{2}};{{x}_{3}}$ thỏa mãn: ${{\left( {{x}_{1}}-1 \right)}^{2}}+{{\left( {{x}_{2}}-1 \right)}^{2}}+{{\left( {{x}_{3}}-1 \right)}^{2}}=6$.

Xem chi tiết dưới đây

Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé