SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
dayhoctoan .vn ,Đăng ngày: 2019-07-13
Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé

sáng kiến kinh nghiệm: CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA năm 2018

 

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TOÁN CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018

PHẦN I:    MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

   1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài 

    Năm 2017 Kì thi Trung học phổ thông quốc gia diễn ra vào tháng 6, sớm hơn những năm trước khoảng  hai tuần. Theo đó môn Toán chuyển từ thi theo hình thức  tự luận khoảng 12 câu với thời gian 180 phút sang thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan với 50 câu hỏi trong thời gian 90 phút. Đồng thời kết quả bài thi dùng để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng. 

    Đó là một trong những thay đổi lớn ở năm học này. Để thích ứng với những thay đổi đó, đòi hỏi cách dạy của thầy và cách học của trò như thế nào để sao cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất. Đây là những chăn trở của mỗi thầy cô giáo dạy toán và toàn bộ các em học sinh học tập thế nào để đảm bảo tiếp thu kiến thức và thi THPT Quốc gia đạt hiệu quả nhất ?

   2. Cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài 

   * Với việc thay đổi phương thức thi trên, thì việc thi trắc nghiệm có nội dung kiến thức rộng toàn bộ chương trình của lớp 12, vậy phần kiến thức về khối đa diện trước kia chỉ có 2 ý và đơn giản, hay tập trung vào một dạng bài quen thuộc, thì nay lại có tới 4 câu và có đủ mức độ, khai thác nhiều góc độ hiểu bài của học sinh.

   * Thực tế các em học sinh thường học quen một kiểu bài thi, phần nâng cao ít được khai thác vận dụng nhiều phong phú đa dạng và tính kiên trì học tập và tìm hiểu của các em chưa cao về hình không gian cổ điển. Chính vì thế các em chưa thấy được công dụng, cái hay và cái đẹp của một số bài toán trong thực tế vận dụng kiến thức dưới nhiều móc xích khác nhau. Những điều này đã làm cho các em học sinh chưa thực sự yêu quý và chưa tích cực học tập về nội dung này.

   * Để việc học tập và ôn tập đạt được mục đích đề ra và hiệu quả tốt, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình đề xuất cho việc dạy học nội dung “ Đổi mới ôn thi THPT Quốc gia 2017 thông qua chủ đề khối đa diện”  làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Đây thực sự là một cách làm hay có hiệu quả sắc bén đạt hiệu quả cao mà đã được thể hiện trong một buổi học ôn thi của hai lớp 12A3, 12A4.

II. Mục đích nghiên cứu, thực hiện

   * Tạo thêm một phương pháp mới để giải quyết tốt bài toán Hình học tọa độ phẳng trong việc học tập và ôn thi THPT Quốc gia.

   * Giúp cho các em học sinh được tiếp cận và vận dụng để giải quyết được bài toán, trong các đề thi, đồng thời qua đó cũng làm cho các em học sinh tự tin, tích cực học tập và thấy được ý nghĩa đẹp của phép biến hình.

   * Bản thân được tích lũy thêm về kiến thức và phương pháp trong chuyên môn.  

   * Tạo thêm đề tài và tài liệu để các thầy cô giáo trong tổ trao đổi, tham khảo, vận dụng và nghiên cứu thực hiện phát triển tiếp.

III. Nhiệm vụ nghiên cứu

   * Nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học, cơ sở thực tiễn của đề tài, thực trạng của việc dạy, học, thi về bài toán hình học không gian, khối đa diện của các lớp, các học sinh giỏi tôi dạy vừa qua. 

   * Trình bày hệ thống và sắp xếp các nội dung kiến thức cơ bản, kĩ năng và phương pháp giải cho từng nội dung kiến thức cơ bản, phân loại và chọn lọc các câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo các nội dung và các cấp độ nhận thức. Đưa ra các câu hỏi và có lời giải mẫu hướng dẫn của các câu hỏi khó, phân tích, nhận xét đánh giá bài toán để học sinh hiểu rõ hơn, không mắc sai lầm và biết cách vận dụng thực hành tối ưu nhất, đem lại kết quả học tập cao.

   * Đề xuất biện pháp để vận dụng đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy và học.

IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu thực hiện

   * Đối tượng nghiên cứu là một số bài toán hình học tọa độ phẳng trong chương trình chuẩn phổ thông quy định qua các đề thi học sinh giỏi, thi thử đại học, thi THPT quốc gia, các bài toán trong báo toán học và tuổi trẻ hàng tháng...; nghiên cứu phương pháp giải các bài toán đó bằng cách quen thuộc và dùng phép biến hình: Phép tịnh tiến, phép vị tự, phép quay, phép dời hình, phép đồng dạng.

   * Phạm vi nghiên cứu thực hiện: Áp dụng thực hiện đối với các em học sinh lớp 11A3, 11A4. Mở rộng đối với các lớp khá, giỏi khối 11, khối 12 của trường THPT Lục Nam. 

V. Phương pháp nghiên cứu

   * Nghiên cứu từ bản chất toán học của phép biến hình: Phép tịnh tiến, phép vị tự, phép quay và phép dời hình, phép đồng dạng.

   * Nhiên cứu tài liệu, đề thi về các bài toán hình học không gian cổ điển.

   * Nghiên cứu từ thực tế học tập, rèn luyện và sự tiến bộ cũng như kết quả học tập đạt được của các em học sinh trong lớp 12A3, 12A4 năm học 2016-2017.

   * Nghiên cứu từ việc học tập, ôn tập của các em học sinh khối 12 của trường trong năm học này.

VI. Kết quả nghiên cứu, thực hiện

   * Kết quả nghiên cứu đã làm cho việc giải quyết các bài toán về khối đa diện của học sinh thêm hiệu quả, dễ dàng hơn. Đa số các em học sinh khá giỏi vận dụng được các phương pháp tổng hợp và lồng ghép các bài cơ bản vào bài toán lớn, đồng thời dễ học tập, tự tin hơn và giải được các đề thi, điểm số được nâng lên rõ ràng.

   * Thúc đẩy tích cực việc học tập, rèn luyện của các em học sinh.

  * Qua đó giúp các em học sinh thấy được bản chất hình học của một bài toán.

PHẦN II:   NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ

CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

    Năm 2017 Kì thi Trung học phổ thông quốc gia được thay đổi phương thức thi, trong đó có môn Toán từ hình thức thi  theo tự luận truyền thống đã chuyển  sang hình thức thi trắc nghiệm khách quan.

    Qua việc nghiên cứu học tập các văn bản chỉ đạo của Bộ, của Sở giáo dục đào tạo cùng với quan điểm của mình tôi đưa ra một số việc cần làm trong quá trình ôn tập cho các em học sinh chuẩn bị kỳ thi trung học phổ thông quốc gia sau đây.

    Trước hết cái gốc của việc dạy và học tập trên lớp vẫn diễn ra bình thường như trước, học sinh cần nắm được nội dung kiến thức cơ bản của môn học. Biết làm các dạng bài tập trong sách giáo khoa và vận dụng được kiến thức cơ bản đó ở các bài tập nâng cao với mức độ khác nhau tùy theo năng lực của mỗi lớp học sinh.

    Tiếp theo trong quá trình ôn tập giáo viên cần hướng dẫn thêm cho học sinh cách tính nhẩm, cách giải bài tập nhanh ở từng mỗi chủ đề và chú ý việc bấm máy tính để hỗ trợ thời gian tính toán nhanh cũng như một số bài giải được bằng máy tính.

   Mỗi chủ đề cần phân dạng bài tập, phân thành các mức độ nhận thức khác nhau  (cụ thể với 4 mức độ) để mỗi học sinh đều học tập dễ dàng đạt hiệu quả cao.

   Mức độ nhận biết: Yêu cầu học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu. Hoặc các bài tập đơn giản tính toán nhanh qua một bước cơ bản.

    Mức độ thông hiểu:  Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự mà giáo viên đã làm trên lớp hoặc như các ví dụ mẫu trên lớp đã được học. Tính toán thường qua một đến hai bước cơ bản.

   Mức độ vận dụng:  Học sinh hiểu rõ kiến thức, khái niệm và biết liên kết tổng hợp giữa các kiến thức đó tìm ra cách để giải quyết bài toán mới không đơn giản, hoặc tình huống trong thực tiễn phức tạp.

   Mức độ vận dụng cao:  Học sinh có thể vận dụng các khái niệm về môn học, chủ đề để giải quyết các vấn đề mới. Đây là một tình huống rất phức tạp nhưng phù hợp với năng lực phát hiện và giải quyết bài toán của học sinh.

   Dưới đây tôi minh họa một chuyên đề ôn thi

 

 

                      KHỐI ĐA DIỆN, THỂ TÍCH CỦA KHỐI ĐA DIỆN

A. NỘI DUNG KẾN THỨC CƠ BẢN

I. Hình đa diện và khối đa diện

1. Khái niệm

 a)  Hình đa diện là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác thỏa mãn hai tính chất sau:

  + Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung.

  + Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác.

 b) Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.

 c) Khối đa diện (H) được gọi là khối đa diện lồi nếu đoạn thẳng nối hai điểm bất kỳ của (H) luôn thuộc (H). Khi đó đa diện xác định (H) được gọi là đa diện lồi.

 Chú ý:  Các bài tập trong chương trình phổ thông thường  chỉ xét về  đa diện lồi.

Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé