Bài toán hình học không gian từ đề thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh 2018 Tỉnh Yên Bái
dayhoctoan .vn ,Đăng ngày: 2018-04-14
Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé

Bài toán hình học không gian từ đề thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh 2018 Tỉnh Yên Bái

Sưu tầm và biên tập thầy Nguyễn Đắc Tuấn-THPT Vinh Lộc – Huế

Câu 4. (4,0 điểm)

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình thoi cạnh $3a;$ góc $\widehat{ABC}={{60}^{0}};$ các cạnh bên $SA,SB,SC$ có độ dài bằng nhau và bằng $a\sqrt{7}.$ Tính theo $a$ thể tích của khối chóp $S.ABCD$ và khoảng cách giữa hai đường thẳng $AB$ và $SD.$

Lời giải

Đề thi HSG Yên Bái 2018

Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc của $S$ lên mặt phẳng $\left( ABCD \right).$ Ta có: $\Delta SHA=\Delta SHB=\Delta SHC$ nên suy ra: $HA=HB=HC.$ Do đó $H$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC.$

Tam giác $ABC$ đều cạnh $3a$ nên $AC=3a;BO=\frac{3a\sqrt{3}}{2};BD=2BO=3a\sqrt{3}.$

*Tính ${{V}_{S.ABCD}}?$

${{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}.SH.{{S}_{ABCD}}$

${{S}_{ABCD}}=2.{{S}_{ABC}}=2.\left( 3{{a}^{2}} \right)\frac{\sqrt{3}}{4}=\frac{9{{a}^{2}}\sqrt{3}}{2}$ (hoặc $S.ABCD=\frac{1}{2}AC.BD=\frac{1}{2}.AC.BD=\frac{1}{2}.3a.3a\sqrt{3}=\frac{9{{a}^{2}}\sqrt{3}}{2}$ )

$H$ là trọng tâm tam giác $ABC$ nên $AH=\frac{2}{3}AM=\frac{2}{3}.\frac{3a\sqrt{3}}{2}=a\sqrt{3}.$

Tam giác $SAH$ vuông tại $H$ nên $SH=\sqrt{S{{A}^{2}}-A{{H}^{2}}}=\sqrt{7{{a}^{2}}-3{{a}^{2}}}=2a.$

${{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}.SH.{{S}_{ABCD}}=\frac{1}{3}.2a.\frac{9{{a}^{2}}\sqrt{3}}{2}=3{{a}^{3}}\sqrt{3}$ (đvtt).

*Tính $d\left( AB,SD \right)?$

$\frac{BD}{HD}=\frac{2BO}{HO+OD}=\frac{2BO}{\frac{1}{3}BO+BO}=\frac{3}{2}.$

Ta có: $AB//CD\Rightarrow AB//\left( SCD \right).$Suy ra: $d\left( AB,SD \right)=d\left( AB,\left( SCD \right) \right)=d\left( B,\left( SCD \right) \right)=\frac{3}{2}d\left( H,\left( SCD \right) \right)$

Trong $\left( ABCD \right),$ kẻ $HN\bot CD$ tại $N.$ Ta có: $\left. \begin{align}& CD\bot HN \\ & CD\bot SH \\ \end{align} \right\}\Rightarrow CD\bot \left( SHN \right)$

$\Rightarrow \left( SHN \right)\bot \left( SCD \right)$ theo giao tuyến $SN.$

Trong $\left( SHN \right),$ kẻ $HK$ vuông góc với $SN$ tại $K\Rightarrow HK\bot \left( SCD \right)\Rightarrow HK=d\left( H,\left( SCD \right) \right).$

Kẻ $OH$ vuông góc với $CD$ tại $E.$

Ta có: $\frac{1}{O{{E}^{2}}}=\frac{1}{O{{C}^{2}}}+\frac{1}{O{{D}^{2}}}=\frac{1}{{{\left( \frac{3a}{2}\right)}^{2}}}+\frac{1}{{{\left(\frac{3a\sqrt{3}}{2} \right)}^{2}}}=\frac{16}{27{{a}^{2}}}$  $\Rightarrow OE=\frac{3a\sqrt{3}}{4}.$

Ta lại có: $\left. \begin{align} & HN\bot CD \\ &OE\bot CD \\ \end{align} \right\}\Rightarrow HN//OE\Rightarrow \frac{HN}{OE}=\frac{DH}{DO}\Rightarrow HN=\frac{DH}{DO}.OE=\frac{4}{3}.\frac{3a\sqrt{3}}{4}=a\sqrt{3}.$

Suy ra: $\frac{1}{H{{K}^{2}}}=\frac{1}{H{{S}^{2}}}+\frac{1}{H{{N}^{2}}}=\frac{1}{{{\left( 2a \right)}^{^{2}}}}+\frac{1}{{{\left( a\sqrt{3} \right)}^{2}}}=\frac{7}{12{{a}^{2}}}$ $\Rightarrow HK=\frac{2a\sqrt{21}}{7}.$

Vậy $d\left( AB,SC \right)=HK=\frac{2a\sqrt{21}}{7}.$

 

Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé