Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An lớp 11 năm 2017 2018 có hướng dẫn giải chi tiếtvà biểu điểm
dayhoctoan .vn ,Đăng ngày: 2018-04-08
Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An lớp 11 năm 2017 2018 có hướng dẫn giải chi tiết và biểu điểm

HỌC SINH GIỎI TOÁN 2018 CÓ ĐÁP ÁN 

Câu 1 (6,0 điểm).

a. Giải phương trình $\tan x+4\cos x=2\sin \left( 2x+\frac{\pi }{3} \right)+\frac{2}{\cos x}.$

b.Giải hệ phương trình: $\left\{ \begin{align}& \left( x-2 \right)\sqrt{1+\frac{3x}{y}}=2x-y \\ & {{y}^{2}}\sqrt{1+\frac{3x}{y}}=2{{x}^{2}}+{{y}^{2}}-4x \\ \end{align} \right.$

Câu 2 (5,0 điểm).

a.Trong một hộp bi có $3$ bi đỏ, $4$ viên bi vàng, $5$ viên bi xanh; lấy ngẫu nhiên $4$ viên bi trong hộp. Tính xác suất để trong $4$ viên bi được lấy số bi đỏ lớn hơn số bi xanh.

b.Cho dãy số $\left( {{u}_{n}} \right)$ có $\left\{ \begin{align}& {{u}_{1}}=2017,{{u}_{2}}=2020 \\& {{u}_{n+2}}=\frac{5{{u}_{n+1}}-2u}{3},n\in {{\mathbb{N}}^{*}} \\\end{align} \right.$. Tìm công thức số hạng tổng quát ${{u}_{n}}$ theo $n.$

Câu 3.  Cho hình chop $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông cạnh $a,$ tất cả các cạnh bên đều bằng $a.$ Gọi điểm $M$ thuộc cạnh $SD$ sao cho $SD=3SM,$ điểm $G$ là trọng tâm tam giác $BCD.$

a.Gọi $\left( \alpha  \right)$ là mặt phẳng chứa $MG$ và song song với $CD.$  Xác định và tính diện tích thiết diện của hình chop với mặt phẳng $\left( \alpha  \right).$

b.Xác định điểm $P$ thuộc $MA$ và điểm $Q$ thuộc $BD$ sao cho $PQ$ song song với $SC.$ Tính $PQ$ theo $a.$ 

Câu 4 (2,0 điểm). Trong mặt phẳng $Oxy,$ cho tam giác đều $ABC.$ Trên các cạnh $AB,AC$ lần lượt lấy các điểm $M,N$ sao cho $AM=AN.$ Biết $H\left( 0;\frac{2\sqrt{3}}{3} \right)$ là trọng tâm tam giác $AMN,$ $K\left( -\frac{1}{2};-\frac{\sqrt{3}}{2} \right)$ là trung điểm của $BN$ đồng thời các điểm $B,C$ lần lượt thuộc các đường thẳng $x+3=0$ và $2x+\sqrt{3}.y-3=0.$ Biết $B$ có tung độ âm và $C$ có hoành độ dương. Xác định tọa độ các đỉnh $A,B,C.$

Câu 5. (2,0 điểm). Cho các số $x,y,z$ thỏa mãn $0<x<y<z.$ Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$P=\frac{{{x}^{3}}z}{{{y}^{2}}\left( xz+{{y}^{2}} \right)}+\frac{{{y}^{4}}}{{{z}^{2}}\left( xz+{{y}^{2}} \right)}+\frac{{{z}^{3}}+15{{x}^{3}}}{{{x}^{2}}z}.$

------- HẾT-------

HƯỚNG DẪN GIẢI:

Câu 1.a.

Điều kiện: $\cos x\ne 0\Leftrightarrow x\ne \frac{\pi }{2}+k\pi ,k\in \mathbb{Z}$

Phương trình$\Leftrightarrow \sin x+4{{\cos }^{2}}x=\sin \left( 2x+\frac{\pi }{3} \right).\cos x+2$

$\Leftrightarrow \sin x+2\left( 1+\cos 2x \right)=\left( \sin 2x+\sqrt{3}\cos 2x \right)\cos x+2$

$\Leftrightarrow \sin x-\sin 2x.\cos x+2\cos 2x-\sqrt{3}.\cos 2x.\cos x=0$

$\Leftrightarrow \sin x\left( 1-2{{\cos }^{2}}x \right)+\cos 2x\left( 2-\sqrt{3}\cos x \right)=0$

$\Leftrightarrow -\sin x\cos 2x+\cos 2x\left( 2-\sqrt{3}\cos x \right)=0$

$\Leftrightarrow \cos 2x\left( \sin x+\sqrt{3}\cos x-2 \right)=0$

+) $\cos 2x=0\Leftrightarrow x=\frac{\pi }{4}+k\frac{\pi }{2}$

+) $\sin x+\sqrt{3}\cos x-2=0\Leftrightarrow \sin \left( x+\frac{\pi }{3} \right)=1\Leftrightarrow x=\frac{\pi }{6}+k2\pi ,k\in \mathbb{Z}$

So với điều kiện ta được nghiệm của phương trình:$x=\frac{\pi }{4}+k\frac{\pi }{2};x=\frac{\pi }{6}+k2\pi $

CÂU 1b. 

* ĐKXĐ: $\left\{ \begin{align}& y\ne 0 \\& 1+\frac{3x}{y}\ge 0 \\ \end{align} \right.$

Chia phương trình (1) cho $y$ và cho phương trình (2) cho ${{y}^{2}}.$

* Ta có: $\left\{ \begin{align}& \left( \frac{x}{y}-\frac{2}{y} \right)\sqrt{1+\frac{3x}{y}}=\frac{2x}{y}-1 \\& \sqrt{1+\frac{3x}{y}}=2{{\left( \frac{x}{y} \right)}^{2}}-\frac{4}{{{y}^{2}}}+1 \\ \end{align} \right.$

Đăt $\frac{x}{y}=a;\text{ }\frac{1}{y}=b.$ Hệ trở thành: $\left\{ \begin{align}& \left( a-2b \right)\sqrt{1+3a}=2a-1 \\& \sqrt{1+3a}=2{{a}^{2}}-4ab+1 \\ \end{align} \right.$

Cộng vế theo vế ta được $\sqrt{1+3a}\left( a-2b+1 \right)=2a\left( a-2b+1 \right)$

TH1: $\sqrt{1+3a}=2a\Rightarrow a=1\Rightarrow x=y$, thay vào phương trình (1) ta được: $x=y=4$

TH2: $a+1=2b\Leftrightarrow \frac{x}{y}+1=\frac{2}{y}\Leftrightarrow x=2-y$, thay vào phương trình (1) ta có: $y=2\Rightarrow x=0$

Vậy hệ có hai nghiệm $\left( x;y \right)=\left( 4;4 \right);\text{ }\left( 2;0 \right)$.

Câu 3.

Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi ta có số cách lấy là: $C_{12}^{4}=495$ (cách)

Ta tìm số cách lấy 4 viên bi mà số bi đỏ lớn hơn số bi xanh, xảy ra các trường hợp sau:

TH1: Chọn 1 bi đỏ, 3 bi vàng $\Rightarrow $ có $C_{3}^{1}.C_{4}^{3}=12$ (cách chọn)

TH2: Chọn 2 bi đỏ, 2 bi vàng $\Rightarrow $ có $C_{3}^{2}.C_{4}^{2}=18$ (cách chọn)

TH3: Chọn 2 bi đỏ, 1 bi xanh, 1 bi vàng $\Rightarrow $ có $C_{3}^{2}.C_{4}^{1}.C_{5}^{1}=60$ (cách chọn)

TH4: Chọn 3 bi đỏ, 1 bi vàng $\Rightarrow $ có $C_{3}^{3}.C_{4}^{1}=4$ (cách chọn)

TH5: Chọn 3 bi đỏ, 1 bi xanh $\Rightarrow $ có $C_{3}^{3}.C_{5}^{1}=5$ (cách chọn)

$P=\left(C_{3}^{1}.C_{4}^{3}+C_{3}^{2}.C_{4}^{2}+C_{3}^{2}.C_{4}^{1}.C_{5}^{1}+C_{3}^{3}.C_{4}^{1}+C_{3}^{3}.C_{5}^{1} \right):C_{12}^{4}=\frac{1}{5}$

Câu 2b.

Đặt ${{v}_{n+1}}={{u}_{n+2}}-{{u}_{n+1}}=\frac{5{{u}_{n+1}}-2{{u}_{n}}}{3}-{{u}_{n+1}}=\frac{2}{3}\left( {{u}_{n+1}}-{{u}_{n}} \right)=\frac{2}{3}{{v}_{n}},\text{ }\forall n\in \mathbb{N}*$

Suy ra $\left( {{v}_{n}} \right)$ là một CSN với số hạng đầu ${{v}_{1}}={{u}_{2}}-{{u}_{1}}=3$ và công bội $q=\frac{2}{3}$.

Ta có tổng n số hạng đầu của CSN là

${{S}_{n}}={{v}_{1}}+{{v}_{2}}+....+{{v}_{n}}=\frac{3\left[ 1-{{\left( \frac{2}{3} \right)}^{n}} \right]}{\frac{1}{3}}=9\left[ 1-{{\left( \frac{2}{3} \right)}^{n}} \right]$

Mặt khác ta có:

$\begin{align} & {{v}_{2}}={{u}_{2}}-{{u}_{2}} \\  & {{v}_{1}}={{u}_{3}}-{{u}_{1}} \\  & ................. \\  & {{v}_{n-1}}={{u}_{n}}-{{u}_{n-1}} \\ \end{align}$

Cộng theo vế ta được: ${{v}_{1}}+{{v}_{2}}+....+{{v}_{n-1}}={{u}_{n}}-{{u}_{1}}$

Từ đó suy ra công thức số hạng tổng quát của dãy $\left( {{u}_{n}} \right)$ là:

${{u}_{n}}={{S}_{n}}+{{u}_{1}}=9\left[ 1-{{\left( \frac{2}{3} \right)}^{n-1}} \right]+2017.$

 

Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé