Bài tập trắc nghiệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng lớp 11 Nguyễn Đắc Tuấn
dayhoctoan .vn ,Đăng ngày: 2017-07-30
Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé

Bài tập trắc nghiệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng lớp 11 do thầy Nguyễn Đắc Tuấn biên soạn.

BÀI TẬP ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VỚI MẶT PHẲNG LỚP 11

GIÁO VIÊN: NGUYỄN ĐẮC TUẤN – THPT VINH LỘC – HUẾ

DAYHOCTOAN.VN

I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Hãy tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

A. Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng \((\alpha)\) thì  vuông góc với \((\alpha)\) 

B. Nếu đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng \((\alpha)\) thì  vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng \((\alpha)\)

C. Nếu một đường thẳng d vuông góc với hai cạnh của một hình bình hành thì d vuông góc với hai cạnh còn lại của hình bình hành đó.

D. Nếu một đường thẳng d vuông góc với hai cạnh của một tam giác thì d vuông góc với cạnh thứ ba.

Câu 2. Hãy tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

A. Nếu \(\overrightarrow{n}\)có giá song song với mặt phẳng \((\alpha)\) thì \(\overrightarrow{n}\)là một vec tơ pháp tuyến của mặt phẳng  \((\alpha)\)

B. Nếu \(\overrightarrow{n}\)là một vec tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\alpha)\) thì \(k\overrightarrow{n}(k\neq 0)\) cũng là một vec tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\alpha)\) 

C. Nếu \(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\)  có giá song song với mặt phẳng \((\alpha)\) và \(\overrightarrow{n}\)là một vec tơ pháp tuyến của \((\alpha)\) thì  \(\overrightarrow{n}.\overrightarrow{a}=0\)và  \(\overrightarrow{n}.\overrightarrow{b}=0\)

D. Một mặt phẳng có vô số vec tơ pháp tuyến.

Câu 3. Cho tứ diện ABCD có \(AB\perp CD.\)Gọi H, K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A, D  xuống các mặt phẳng tương ứng (BCD) và (ABC). Câu nào sau đây sai?

A. \(AD\perp BC.\)   

B. AH và DK không chéo nhau.

C. H là trực tâm của tam giác BCD.          

D. Đáp án khác.

Câu 4. Cho tứ diện S.ABC với  SA = SB = SC. Gọi  O là hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng (ABC).  Khi đó:

A. O nằm trong tam giác ABC.                  

B. O nằm ngoài tam giác ABC.

C. O có thể nằm trong hoặc nằm ngoài hoặc nằm trên cạnh của tam giác ABC.

D. Cả ba câu trên đều sai.

ĐỂ XEM HẾT TÀI LIỆU MỜI CÁC BẠN XEM TRỰC TUYẾN DƯỚI ĐÂY.

 

Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé