Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Toán lần 2 sở GD và ĐT Nam Định
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm học 2022 – 2023 môn Toán lần 2 sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định; đề thi có đáp án trắc nghiệm mã đề 202 – 204 – 206 – 208.
Trích dẫn đề thi:
Câu 1: Cho $\int \frac{1}{2^x} \mathrm{~d} x=F(x)+C$. Khẳng định nào dưới đây đúng?
A. $F^{\prime}(x)=-\frac{1}{2^x}$.
B. $F^{\prime}(x)=2^{-x}$.
C. $F^{\prime}(x)=-\frac{1}{2^x \ln 2}$.
D. $F^{\prime}(x)=\frac{\ln 2}{2^x}$.
Câu 3: Đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số $y=\frac{2 x+1}{x-3}$ là
A. $x=-2$.
B. $x=-3$.
C. $x=3$.
D. $x=2$.
Câu 4: Tìm đạo hàm của hàm số $y=\log x$.
A. $y^{\prime}=\frac{1}{10 \ln x}$.
B. $y^{\prime}=\frac{\ln 10}{x}$.
C. $y^{\prime}=\frac{1}{x \ln 10}$.
D. $y^{\prime}=\frac{1}{x}$.
Câu 5: Cho hàm số $f(x)=e^{3 x}+1$. Khẳng định nào dưới đây đúng?
A. $\int f(x) \mathrm{d} x=\frac{e^{3 x}}{3}+x+C$.
B. $\int f(x) \mathrm{d} x=e^{3 x}+x+C$.
C. $\int f(x) \mathrm{d} x=3 e^{3 x}+x+C$.
D. $\int f(x) \mathrm{d} x=\frac{1}{3} e^{3 x}-x+C$.
Câu 6: Trong không gian $O x y z$, mặt phẳng $(P): x+2 y-3 z+2023=0$ có một vectơ pháp tuyến là
A. $(1 ; 2 ; 3)$.
B. $(1 ; 2 ;-3)$.
C. $(1 ;-2 ; 3)$.
D. $(-1 ; 2 ;-3)$.
Câu 7: Tập nghiệm của bất phương trình $\ln (3 x+1) \leq 0$ là
A. $(-\infty ; 0)$.
B. $(-\infty ; 0]$.
C. $\left[-\frac{1}{3} ; 0\right]$.
D. $\left(-\frac{1}{3} ; 0\right]$.
Câu 8: Cho hình nón có bán kính đáy bằng 2 và độ dài đường sinh bằng 5 . Diện tích xung quanh của hình nón đã cho bằng
A. $20 \pi$.
B. 20 .
C. $10 \pi$.
D. $50 \pi$.
Câu 9: Cho khối lăng trụ có đáy là hình vuông cạnh $a$ và chiều cao bằng $4 a$. Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng
A. $16 a^3$.
B. $4 a^3$.
C. $\frac{16}{3} a^3$.
D. $\frac{4}{3} a^3$.
Câu 10: Trong không gian $O x y z$, góc giữa hai mặt phẳng $(O x y)$ và $(O x z)$ bằng
A. $90^{\circ}$.
B. $30^{\circ}$.
C. $60^{\circ}$.
D. $45^{\circ}$.
Câu 11: Cho khối lập phương có cạnh bằng $2 a$. Thể tích của khối lập phương đã cho bằng
A. $4 a^3$.
B. $\frac{4}{3} a^3$.
C. $8 a^3$.
D. $\frac{8}{3} a^3$.
Câu 12: Trên khoảng $(1 ;+\infty)$, đạo hàm của hàm số $y=(x-1)^e$ là
A. $y^{\prime}=e(x-1)^{e+1}$.
B. $y^{\prime}=e(x-1)^{e-1}$.
C. $y^{\prime}=e(x-1)$.
D. $y^{\prime}=e(x-1)^e$.
Câu 15: Môđun của số phức $1+2 i$ bằng
A. $\sqrt{5}$.
B. 3 .
C. 5 .
D. $\sqrt{3}$.
Câu 16: Biết $\int_1^2 f(x) \mathrm{d} x=5$ và $\int_1^2 g(x) \mathrm{d} x=2$. Khi đó $\int_1^2[f(x)-g(x)] \mathrm{d} x$ bằng
A. 7 .
B. 10 .
C. 3 .
D. -3 .
Câu 17: Trong không gian $O x y z$, đường thẳng $d: \frac{x+2}{1}=\frac{y-3}{-1}=\frac{z+5}{1}$ đi qua điểm nào dưới đây?
A. $(1 ;-1 ; 1)$.
B. $(2 ;-3 ; 5)$.
C. $(-2 ;-3 ;-5)$.
D. $(-2 ; 3 ;-5)$.
Câu 19: Có bao nhiêu cách sắp xếp 5 học sinh thành một hàng dọc?
A. 3125 .
B. 120 .
C. 24 .
D. 5 .
Câu 20: Trên mặt phẳng tọa độ, điểm biểu diễn số phức $z=5-3 i$ có tọa độ là
A. $(5 ; 3)$.
B. $(5 ;-3)$.
C. $(3 ; 5)$.
D. $(-3 ; 5)$.
Câu 21: Phương trình $3^{x-2}=\frac{3}{9^x}$ có nghiệm là
A. $x=-1$.
B. $x=0$.
C. $x=3$.
D. $x=1$.
Câu 22: Cho $\int_0^{\frac{\pi}{2}} f(x) \mathrm{d} x=3$. Tính $I=\int_0^{\frac{\pi}{2}}[f(x)+2 \sin x] \mathrm{d} x$.
A. $I=3+\frac{\pi}{2}$.
B. $I=3+\pi$.
C. $I=1$.
D. $I=5$.