Các công thức giúp giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm cực trị hàm số trùng phương lớp 12 ôn thi THPT quốc gia
dayhoctoan .vn
,Đăng ngày:
2020-03-01
Đăng ký kênh youtube của
dayhoctoan nhé
Các công thức giúp giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm cực trị hàm số trùng phương lớp 12 ôn thi THPT quốc gia.
Trong bài viết này page sẽ giới thiệu với bạn đọc các công thức, kết quả các bài toán liên quan đến hàm số trùng phương giúp bạn đọc giải nhanh các bài tập trắc nghiệm về chủ đề cực trị hàm số trùng phương hoặc kiểm tra kết quả của mình sau khi làm bài theo cách tự luận.
Xét hàm số \(y=ax^4+bx^2+c(a\neq0) \ \ (*)\)
Ta có: \(y'=4ax^3+2bx=2x(2ax^2+b)\)
\(y'=0 \iff x=0 \) hoặc \(x^2=-\frac{b}{2a}\)
(i) Hàm số (*) có 3 cực trị khi và chỉ khi y' = 0 có 3 nghiệm và đổi dấu khi đi qua nghiệm đó \(\iff \frac{-b}{2a}>0\iff \frac{b}{a}<0\iff ab<0.\)
Đặc biệt:
-
Hàm số có 1 cực đại và 2 cực tiểu khi và chỉ khi a > 0 và b < 0.
-
Hàm số có 2 cực đại và 1 cực tiểu khi và chỉ khi a < 0 và b > 0.
(ii) Hàm số (*) có 1 cực trị khi và chỉ khi y' = 0 có 1 nghiệm và đổi dấu khi đi qua nghiệm đó \(\iff \frac{-b}{2a}\leq0\iff \frac{b}{a}\geq 0 \iff ab\geq 0.\)
-
Hàm số (*) có 1 cực tiểu khi và chỉ khi a > 0 và \(b\geq 0.\)
-
Hàm số (*) có 1 cực đại khi và chỉ khi a < 0 và \(b\leq 0.\)
(iii) Khi ab <0 thì đồ thị hàm số có 3 điểm cực trị là: \(A(0;c),B(-\sqrt{\frac{b}{2a}};-\frac{\Delta}{4a});C(\sqrt{\frac{b}{2a}};-\frac{\Delta}{4a})\)với \(\Delta=b^2-4ac.\)
-
Phương trình qua các điểm cực trị B, C là: \(y=-\frac{\Delta}{4a}.\)
-
Phương trình qua các điểm cực trị A, B là: \(y=(\sqrt{\frac{-b}{2a}})^3x+c.\)
-
Phương trình qua các điểm cực trị A, C là: \(y=-(\sqrt{\frac{-b}{2a}})^3x+c.\)
-
Với \(\widehat{BAC}=\alpha. \)Ta có: \(\cos\alpha=\frac{b^3+8a}{b^3-8a}.\)
-
Diện tích tam giác ABC: \(S=\sqrt{-\frac{b^5}{32a^3}}\)
-
Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là: \(R=\frac{b^3-8a}{8|a|b}\)
-
Tam giác ABC vuông cân tại A \(\iff b^3+8a=0.\)
-
Tam giác ABC đều \(\iff b^3+24a=0.\)
-
Tam giác ABC có diện tích \(S\iff S^2=-\frac{b^5}{32a^3}.\)
-
Tam giác ABC có hai cực trị B, C nằm trên trục hoành \(\iff b^2-4ac=0.\)
-
Tam giác ABC có trọng tâm O \(\iff b^2-6ac=0.\)
-
Tam giác ABC có trực tâm O \(\iff b^3=4ac-8a.\)
Một số ví dụ minh họa:
Bài 1. Tìm m để hàm số \(y=-x^4+(m-2016)x^2+2018\) có ba cực trị tạo thành tam giác vuông cân tại A.
A. m = 2017
B. m = 2016
C. m = 2018
D. m = 2019
Bài giải.
Ở đây a = -1 và b = m - 2016.
Hàm số có ba cực trị là ab < 0 \(\iff -(m-2016)<0\iff m>2016 \ \ (*)\)
Tam giác ABC vuông cân tại A khi và chỉ khi \(b^3=-8a\iff (m-2016)^3=8\iff m-2016=2\iff m=2018.\)
Chọn đáp án C.
Bài 2. Tìm m để hàm số \(y=-\frac{1}{2}x^4-mx^2+\frac{3}{2}\) có các điểm cực đại, cực tiểu đồng thời các điểm đó tạo thành một tam giác vuông.
Đáp số: \(m=\sqrt[3]{-4}.\)
Bài 3. Cho hàm số Cho hàm số \(y=x^4-2m^2x^2+1,\)với m là tham số. Tìm m để đồ thị hàm số (1) có ba điểm cực trị là ba đỉnh của một tam giác vuông cân. (Dự bị 1 khối A – 2002).
ĐS: m = 1 và m = -1.
Bài 4. Tìm m để hàm số \(y=x^4-2mx^2+2m+m^4\) có cực đại và cực tiểu lập thành một tam giác đều. a. A. \(m=-\sqrt[3]{3}.\)
B. \(m=\sqrt[3]{2}.\)
C. \(m=\sqrt[3]{3}.\)
D. \(m=2\sqrt[3]{3}.\)
ĐS:\(m=\sqrt[3]{3}.\)
Hướng dẫn:
Ta có: a=1, b = -2m.
Hàm số có 3 cực trị khi và chỉ khi ab <0 \(\iff -2m<0\iff m >0 \ \ (*)\)
\(\iff b^3=-24a\iff (-2m)^3=-24\iff m^3=3\iff m=\sqrt[3]{3}.\)(thỏa (*))
Chọn đáp án C.
Bài 5. Tìm m để hàm số \(y=\frac{9}{8}x^4+3(m-2017)x^2-2016\) có ba cực trị tạo thành tam giác đều.
A. m=2016.
B. m = 2017.
C. m = 2018.
D. m = 2015.
Đs: Đáp án A.
Bài tập luyện tập:
Bài 6. Tìm tất cả các giá trị m để hàm số \(y=mx^4+2x^2+m-2\) có 3 cực trị tạo thành tam giác có diện tích bằng 1.
A. m = -1
B. m =1
C. m=2
D. m =-2
ĐS: Đáp án A.
Bài 7. Tìm tất cả các giá trị tham số m để hàm số \(y=1008x^4-mx^2+1008\) có ba cực trị trong đó có hai cực trị thuộc trục hoành.
A. m=-1008
B. m=2016
C. m =1008
D. m =2017.
ĐS: Đáp án B.
Bài 8. Cho hàm số \(y=x^4-2mx^2+1,\) m là tham số thực. Tìm các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số (1) có ba điểm cực trị và đường tròn đi qua 3 điểm cực trị này có bán kính bằng 1 đơn vị.
A. \(m=1;m=\frac{-1+\sqrt{5}}{2}.\)
B. \(m=1.\)
C. \(m=\frac{-1+\sqrt{5}}{2}.\)
D. \(m=-1; m=\frac{-1+\sqrt{5}}{2}.\)
ĐS: Đáp án A.
Bài 9. Cho hàm số \(y=x^4+2mx^2+m-1\) có đồ thị là (Cm). Tìm m để (Cm) có ba điểm cực trị tạo thành một tam giác có diện tích bằng 32.
Bài 10.
Cho hàm số \(y=\frac{1}{4}x^4-2mx^2+m,\) m là tham số. Tìm m để đồ thị hàm số (1) có ba điểm cực trị; đồng thời ba điểm cực trị đó tạo thành một tam giác có diện tích bằng \(32\sqrt{2}.\)
ĐS: m = 2.
Bài 11. (A và A1 - 2012) Cho hàm số \(y=x^4-2(m+1)x^2+m^2\ \ (1)\) . Tìm m để đồ thị hàm số (1) có ba điểm cực trị tạo thành một tam giác vuông. ĐS: m = 0.
Bài 12. (THPT QG 2017_các mã đề 105 & 111 & 113 & 119 & 121) Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số \(y=x^4-2mx^2\) có ba điểm cực trị tạo thành một tam giác có diện tích nhỏ hơn 1.
A. \(0<m<\sqrt[3]{4}.\)
B. \(m<1.\)
C. 0 < m < 1.
D.m > 0.
ĐS: Đáp án C.
Tải thêm các bài tập về cực trị để luyện tập: TẢI VỀ NGAY
XEM THÊM MỘT SỐ BÀI KHÁC:
Bài tập cực trị của hàm số lớp 12 tự luận và trắc nghiệm
Bài tập giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số lớp 12 Nguyễn Đắc Tuấn
Một số bài tập thể tích khối đa diện có lời giải chi tiết ôn thi THPT quốc gia
Phương trình lượng giác có lời giải chi tiết ôn thi THPT quốc gia
Đề thi THPT quốc gia môn Toán năm 2017 chính thức của Bộ gồm 24 mã đề 101 đến 124
Về Trang chủ: TRANG CHỦ DAYHOCTOAN.VN
Tải thêm các bài tập về cực trị để luyện tập: TẢI VỀ NGAY
Đăng ký kênh youtube của
dayhoctoan nhé