Giáo án phương pháp mới bài luyện tập mặt tròn xoay lớp 12
dayhoctoan .vn ,Đăng ngày: 2019-01-30
Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé

Tiết: LUYỆN TẬP MẶT TRÒN XOAY

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức, kĩ năng và thái độ

1.1 Về kiến thức:          

Nắm được công thức tính diện tích xong quanh, toàn phần của hình Nón hình Trụ và thể tích khối nón, khối trụ.

Nắm các dạng toán thường gặp.

1.2.Kĩ năng:

Vẽ thành thạo các mặt trụ và mặt nón.

Tính được diện tích và thể tích của hình trụ, hình nón, khối trụ khối nón

Ôn tập lại các kĩ năng về góc, khoảng cách, các kĩ năng tính toán tổng hợp.

1.3.Thái độ:

Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với khối tròn xoay.

Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.

2. Đinh hướng phát triển năng lực

- Năng lực hợp tác, hoạt động nhóm, hoạt động độc lập

- Năng lực trình bày;

- Năng lực tính toán tổng hợp.

- Năng lực bảo quát một vấn đề

III. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Hệ thống phiếu học tập, các bài tập có nội dung phù hợp. Bao quát các dạng toán.

2.Học sinh:  Học hết lý thuyết thuộc các công thức tính toán trong bài.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Hoạt động khởi động

Chiếu hình ảnh thực tế về mặt tròn xoay.

Bài toán thực tế:   

Người ta cần sản xuất một chiếc cốc thủy tinh có dạng hình trụ không có nắp, với đáy cốc và thành cốc làm bằng thủy tinh đặc, phần đáy cốc dày 1,5cm  và thành xung quanh cốc dày 0,2cm như hình vẽ. Biết rằng chiều cao của chiếc cốc là 15cm và khi ta đổ 180ml nước vào thì đầy cốc. Nếu giá thủy tinh thành phẩm được tính là 500đ/cm^3  thì giá tiền thủy tinh để sản xuất chiếc cốc đó gần nhất với số tiền nào sau đây.

A. 31 nghìn đồng.                                              

B. 25 nghìn đồng.

C. 40 nghìn đồng.                                               

D. 20 nghìn đồng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới – và luyện tập

1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các dạng toán thường gặp trong bài “MẶT TRÒN XOAY’

2. Phương pháp: Dạy học tích cực bằng kỹ thuật Các mảnh ghép.

3. Cách thức tổ chức:

VÒNG 1: Nhóm chuyên gia

Hoạt động theo nhóm số lượng 8  h.s đều được đánh số thứ tự cố định.

Nhiệm vụ các nhóm được phân công cụ thể trong phiếu học tập đi kèm.

Các nhóm thảo luận thông nhất phương án giải quyết nhiệm vụ.

Yêu cầu: Mọi thành viên trong nhóm đều tham gia hoạt động, nghiên cứu bài tập và ghi chép vào phiếu học tập cá nhân. Ngoài ra còn phải đọc qua đề bài của các nhóm khác. Có thể vẽ hình minh họa (Nếu đủ thời gian).

Khi xong hoạt động mọi thành viên trong nhóm đều phải hiểu rõ và có thể trình bày lại (như một chuyên gia).

VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép

Nhóm mới được hình thành từ những H.S có cùng số thứ tự đã quy định từ vòng 1.

Lần lượt phân tích đề bài đến hướng giải và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết

Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả

PHIẾU HỌC TẬP VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ Ở VÒNG 1

NHIỆM VỤ VÒNG 2

1. Mục tiêu:

Giúp học sinh hệ thống lại các dạng toán đã làm.

Nắm được những kỹ năng tính toán quan trọng khi gặp bài toán cụ thể.

2. Phương pháp: Hoạt động nhóm trao đổi thông nhất.

3. Cách thực hiện:

Học sinh: Các em thảo luận và trình bày sản phẩm trên giấy A0 , báo cáo và nhận xét nhóm khác.

Giáo viên: Chọn một sản phẩm và nhận xét đánh giá, các sản phẩm còn lại giao cho học sinh đánh giá bổ sung theo chuẩn giáo viên.

Yêu cầu nhiệm vụ:

Câu 1. Hãy liệt kê tất cả cá dạng toán về mặt tròn xoay mà em vừa tìm hiểu được.

Câu 2. Liệt kê các kỹ năng, kỹ thuật tính toán trong từng trường hợp cụ thể.

 C. Hoạt động 3: Vận dụng

1. Mục tiêu: Vận dụng các kỹ năng tính toán vào bài toán thực tế

2. Phương pháp: Hoạt động cá nhân

3. Cách thức: Thảo luận nhỏ trình bày bảng.

NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG 3 – GIẢI BÀI TẬP SAU

Người ta cần sản xuất một chiếc cốc thủy tinh có dạng hình trụ không có nắp, với đáy cốc và thành cốc làm bằng thủy tinh đặc, phần đáy cốc dày 1,5cm  và thành xung quanh cốc dày 0,2cm như hình vẽ. Biết rằng chiều cao của chiếc cốc là 15cm và khi ta đổ 180ml nước vào thì đầy cốc. Nếu giá thủy tinh thành phẩm được tính là 500đ/cm^3  thì giá tiền thủy tinh để sản xuất chiếc cốc đó gần nhất với số tiền nào sau đây.

A. 31 nghìn đồng.                                              

B. 25 nghìn đồng.

C. 40 nghìn đồng.                                               

D. 20 nghìn đồng.

Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé