File trình chiếu Chuyên đề bài giảng về VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰ
dayhoctoan .vn
,Đăng ngày:
2019-11-17
Đăng ký kênh youtube của
dayhoctoan nhé
[File trình chiếu] Chuyên đề bài giảng về VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰ
Chuyên đề bài giảng về:
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
Mục đích:
Nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên về thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng tích cực .Giúp giáo viên có khả năng vận dụng những kiến thức ,kĩ năng trong thiết kế kế hoạch bài học theo đặc thù bộ môn.
Hiểu bản chất và vận dụng được một số kĩ thuật dạy học và phương pháp ,sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả trong thiết kế kế hoạch bài học theo đặc thù bộ môn .
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG LƯU Ý:
* Quan điểm dạy học: Là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học.
* Phương pháp dạy học: Là những cách thức, con đường dẫn đến mục tiêu của bài học.
* Kỹ thuật dạy học: là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm vụ, nội dung cụ thể.
1. Đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS ( PPDH tích cực ).
- Tính tích cực: là tích cực trong hoạt động nhận thức, tích cực trong quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV.
2. Dạy học tích cực coi trọng việc rèn kỹ năng tự học cho học sinh
- Chủ động: Thể hiện ở chỗ HS tự giác sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự điều khiển của GV, HS hứng thú, hào hứng hơn trong quá trình học tập, HS chủ động trao đổi với nhau và với GV nhiều hơn.
- Sáng tạo: là tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới (kiến thức, phương pháp, công cụ …) có giá trị, ý nghĩa cho xã hội.
Trong học tập, yêu cầu sáng tạo đối với HS là tạo ra cái mới đối với bản thân nhưng là đã biết đối với nhân loại, với GV.
•Dạy cách tự học, tự làm, tự làm một cách sáng tạo.
•Coi trọng việc trau dồi kiến thức lẫn việc bồi dưỡng kỹ năng ( kỹ năng thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin…).
•Truyền thụ các phương pháp đặc thù của bộ môn như: PP thực nghiệm, PP thí nghiệm…
3.YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
* Đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng các phương pháp hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại.
4.SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
* Sử dụng thiết bị dạy học theo hướng tích cực: Các thiết bị dạy học được sử dụng không chỉ minh họa kiến thức, lời giảng giải của GV mà chủ yếu là nguồn tri thức, là phương tiện để HS khai thác tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức.
5.Sử dụng SGK:
- Nghiên cứu, sử dụng SGK như là hình thức mô tả chương trình, trong giảng dạy không nên quá phụ thuộc vào SGK mà phụ thuộc vào chương trình nhiều hơn.
- GV đọc kỹ nội dung từng bài SGK, xác định phần nào cần trình bày trên lớp, phần nào HS tự học. Không nhất thiết tất cả các phần đều phải trình bày trên lớp.
- Dạy học bám sát chuẩn KTKN góp phần giảm tải kiến thức, vận dụng nội dung SGK linh họat hơn mà mục tiêu giáo dục vẫn đạt được.
6. Kỹ thuật đặt câu hỏi:
- Câu hỏi đóng: Là dạng câu hỏi chỉ có một câu trả lời duy nhất ( đúng/ sai; có/ không…) VD: Khi treo qủa nặng vào lò xo, em có thấy lò xo dãn ra không?
- Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời. Khi đặt câu hỏi mở, GV tạo cơ hội cho HS chia sẻ ý kiến của cá nhân. VD: Khi treo quả nặng vào lò xo, em thấy hiện tượng gì xảy ra?
- Câu hỏi theo cấp độ nhận thức: Khi trả lời câu hỏi, HS phải động não, suy nghĩ qua đó nâng cao nhận thức và phát triển tư duy. Các cấp độ nhận thức: Biết, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo.
* VD (câu hỏi phân tích): Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của lực kéo với độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.
* VD (câu hỏi đánh giá): Theo em trong hai phương pháp đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bằng bình tràn, phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn? Tại sao?
* VD (câu hỏi sáng tạo): Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình sống bên cạnh những đường giao thông lớn có nhiều xe cộ qua lại.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
Là dạy học trong hành động, trong đó HS chủ động tìm hiểu và giành lấy kiến thức thông qua việc thực hiện các dự án. Các chủ đề trong dạy học dự án chủ yếu liên quan đến đời sống hằng ngày của HS, có thể nằm trong 1 môn học hoặc liên môn học. Dạy học theo dự án mở ra cơ hội cho HS kết nối thông tin, phối hợp nhiều kỹ năng,… nhằm xây dựng kiến thức, phát triển kỹ năng, thái độ học tập suốt đời
2. HỌC THEO HỢP ĐỒNG
* Học theo hợp đồng là một hoạt động học tập trong đó mỗi HS được giao một hợp đồng trọn gói bao gồm các nhiệm vụ/ bài tập bắt buộc và tự chọn khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Học sinh chủ động và độc lập quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/ bài tập và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ/ bài tập đó theo khả năng của mình.
* Qui trình thực hiện theo hợp đồng:
- Chọn bài có nội dung phù hợp. ( nên chọn những bài ôn tập, luyện tập, tổng kết chương...)
- Nhiệm vụ bắt buộc được xây dựng theo chuẩn KTKN.
- Nhiệm vụ tự chọn là những nhiệm vụ mang tính chất củng cố, mở rộng, nâng cao hoặc liên hệ thực tế.
- Thời gian tùy thuộc nội dung hợp đồng. HS có thể hoàn thành nội dung bắt buộc trong giờ học, các nhiệm vụ tự chọn có thể làm ở nhà.
3. DẠY HỌC ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
* Đặt vấn đề:
- Tạo tình huống có vấn đề.
- Phát triển và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
* Giải quyết vấn đề:
- Đề xuất các giả thuyết.
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
- Thực hiện kế hoạch.
* Kết luận:
- Thảo luận kết quả và đánh giá.
- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
- Phát biểu kết luận
4. HỌC THEO GÓC
* Thế nào là học theo góc?
- Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học
- Là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể.
- Kích thích HS tích cực học thông qua các hoạt động.
- Đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động.
- Mục đích là để HS được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động.
Tổ chức dạy học theo góc:
* Bước 1: Lựa chọn nội dung bài học phù hợp.
* Bước 2: Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc.
* Bước 3 : Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/ tài liệu ( tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc; bảng hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bảng hướng dẫn tự đánh giá,…).
* Bước 4: Tổ chức học tập theo góc.
- HS được lựa chọn góc theo sở thích.
- HS được học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định.
* Bước 5: Tổ chức trao đổi/ chia sẻ (thực hiện linh hoạt).
* LƯU Ý:
- Nội dung bài học phù hợp với phương pháp học theo góc.
- Căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện thực tế, GV có thể tổ chức 2,3 hoặc 4 góc.
- Lần đầu tiên, học sinh chọn góc theo sở thích, khi luân chuyển sang góc khác theo điều động của GV.
- Thời gian để các góc hoạt động cần phù hợp với nhiệm vụ các nhóm và 45 phút của tiết học.
MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. KỸ THUẬT DẠY HỌC “ KHĂN TRẢI BÀN ”
Là hình thức tổ chức họat động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân.
- Có sự tương tác giữa HS với HS.
* Cách tiến hành kỹ thuật khăn trải bàn:
- Chia HS thành nhóm, phát mỗi nhóm một tờ giấy A0.
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ trên tấm khăn trải bàn.
- Mỗi cá nhân độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi trong vài phút, viết vào phần giấy của mình trên tờ A0.
-Cả nhóm chia sẻ, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ A0.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác tham gia góp ý, GV nhận xét, kết luận.
* LƯU Ý:
- Câu hỏi thảo luận thường là câu hỏi mở hoặc có độ khó.
- Trường hợp số HS một nhóm quá đông không đủ chỗ trên “khăn trải bàn”, HS có thể dùng giấy nhỏ ghi ý kiến cá nhân, sau đó gắn vào phần xung quanh “ khăn trải bàn”.
2. KỸ THUẬT DẠY HỌC “ MẢNH GHÉP ”
* Là hình thức học tập hợp tác giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
- Kích thích sự tham gia của HS trong hoạt động nhóm.
- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác ( không chỉ nhận thức, hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn phải biết trình bày, truyền đạt lại kết quả với người khác).
- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng.
* LƯU Ý:
- Chọn một nội dung hay chủ đề lớn của bài học có nhiều nội dung hay chủ đề nhỏ.
- Những nội dung hay chủ đề nhỏ được GV xây dựng thành nhiệm vụ giao cho các nhóm “chuyên sâu” ở giai đoạn 1.
- Giai đoạn 2, các nhóm “mảnh ghép” nhận nhiệm vụ phải mang tính khái quát, tổng hợp trên cơ sở, nội dung kiến thức của các nhóm “chuyên sâu” ở giai đoạn 1
* VD:
- Giai đoạn 1: Nhóm 1 tìm hiểu về sự đối lưu, nhóm 2 tìm hiểu về bức xạ nhiệt,…
- Giai đoạn 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa bức xạ nhiệt và đối lưu. Cho ví dụ.
3. Kĩ thuật “KWL”
( Know – Want to know – Learned)
(những điều đã biết – những điều muốn biết – những điều đã học được)
- Là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học.
* Cách tiến hành:
Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, GV phát phiếu học tập “KWL”. Kỹ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc cho nhóm HS.
- HS điền các thông tin trên phiếu như sau:
Tên bài học:…………………
Tên học sinh:…………….lớp……………….trường……………
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm trong học tập.
3. Kĩ thuật “KWL”
( Know – Want to know – Learned)
- Yêu cầu HS viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung bài học hoặc chủ đề.
- Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học hoặc chủ đề.
- Sau khi kết thức bài học hoặc chủ đề, HS điền vào cột L của phiếu những gì vừa học được. Lúc này, HS đối chiều với những điều đã biết, muốn biết để đánh giá được kết quả học tập, sự tiến bộ của mình sau giờ học.
4. KỸ THUẬT “BỂ CÁ”
* Kỹ thuật bể cá là kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm học sinh ngồi trước lớp hoặc ở giữa lớp thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp theo dõi cuộc thảo luận, sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về phát biểu và cách ứng xử của những HS thảo luận.
* Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi, HS ở nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và tham gia ý kiến trong cuộc thảo luận. Ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm.
* Cách luyện tập này được gọi là kỹ thuật “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận tương tự như xem những con cá bơi trong bể cá.
* Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận có thể thay đổi vai trò cho nhau.
* BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO NGƯỜI QUAN SÁT
- Họ nói có dễ hiểu không?
- Họ có để những người khác nói hay không?
- Họ có đưa ra những luận điểm thuyết phục hay không?
- Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?
- …
5. SƠ ĐỒ TƯ DUY
* Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa sơ đồ là một chủ đề lớn hay hình ảnh trung tâm. Chủ đề hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được kết nối với các ý trung tâm. Các nhánh chính lại được phân thành các nhánh cấp 2, cấp 3… Trên các nhánh ta có thể thêm hình ảnh hay ký hiệu cần thiết.
- Nhờ sự kết nối giữa các nhánh các ý tưởng được liên kết với nhau kiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi rộng.
* Sơ đồ tư duy sử dụng trong dạy học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích, tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu.
* Phù hợp với tâm sinh lý HS, đơn giản dễ hiểu, thay cho việc ghi nhớ lý thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức.
* Các tiến hành:
- Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.
- Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/ nội dung liên quan.
Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố/ nội dung luôn được kiết nối với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng.
Sơ đồ tư duy hỗ trợ ôn tập tổng kết
* Có nhiều cách xây dựng sơ đồ tư duy để ôn tập tổng kết.
1.HS tự lập sơ đồ tư duy ôn tập tổng kết ở nhà, GV cho HS trao đổi, tranh luận rồi chỉnh sửa lại sơ đồ tư duy của mình cho hợp lí nhất.
2.Cho các nhóm xây dựng sơ đồ tư duy của từng nhóm, trình bày và tranh luận trước lớp, chỉnh sửa cho hợp lí nhất.
.GV cùng HS xây dựng sơ đồ tư duy trên lớp.
Phương pháp "Bàn tay nặn bột"
1. Tiến trình của 1 giờ dạy theo phương pháp "Bàn tay nặn bột"
Bước 1: Đưa ra tình huống có vấn đề và xác định vấn đề cần giải quyết.
Bước 2: Tổ chức các hoạt động để giải quyết vấn đề.
Bước 3: Củng cố, định hướng mở rộng
2. Tiến trình của một thực nghiệm
Gồm có 5 bước:
B1:Đưa ra tình huống có vấn đề.
B2:HS làm việc cá nhân hc theo nhóm ( đưa ra câu hỏi, dự đoán kết quả, giải thích)
B3:Tiến hành thực nghiệm.
B4: So sánh kết quả với dự đoán.
B5: Kết luận, mở rộng.
3.Vai trò của người giáo viên:
* GV là người hướng dẫn:
- Đề ra những tình huống, những thử thách.
- Định hướng các hoạt động.
- Thu hẹp những cái có thể.
- Chỉ ra thông tin.
QUÝ THẦY CÔ THAM KHẢO THÊM DƯỚI ĐÂY NHÉ.
Đăng ký kênh youtube của
dayhoctoan nhé