FILE WORD Giáo án Tiết 13 bài Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng (Tiết 3) FILE WORD
dayhoctoan .vn ,Đăng ngày: 2019-11-17
Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé

Tiết 13: §1.Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng (Tiết 3) FILE WORD 

TÀI LIỆU DO MỘT THẦY CÔ CHIA SẺ VỚI PAGE. Mọi đóng góp về tài liệu xin gửi về: dayhoctoan.vn@gmail.com hoặc dactuandhsp@gmail.com. 

Trích một số nội dung của giáo án theo 6 bước và 5 hoạt động:

I-Mục tiêu dạy học:

1.Kiến thức: Học sinh biết được ba cách xác định một mặt phẳng.

2.Kĩ năng:

+)Học sinh xác định được: giao tuyến của hai mặt phẳng, giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.

+)Học sinh biết sử dụng giao tuyến của hai mặt phẳng để chứng minh ba điểm thẳng hàng trong không gian.

3.Tư duy, thái độ:

+)Rèn luyện trí tưởng tượng không gian, phát triển tư duy lôgíc.

+)Phát huy tính tích cực, độc lập, cẩn thận, chính xác, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ. Tạo hứng thú trong học tập.

4.Hình thành và phát triển năng lực: năng lực sử dụng ngôn ngữ toán, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học, năng lực vẽ hình không gian, năng lực mô hình hóa toán học.

II-Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1.Giáo viên:

- Tài liệu tham khảo: +) SGK, SGV, SBT Hình học 11 Cơ bản.

                                             +) Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 11 Chương trình cơ bản.

                                             +) Tài liệu hướng dẫn tập huấn: Dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Toán.

- Đồ dùng: Giáo án, thước kẻ, phấn màu, phiếu học tập, bảng phụ.

- Phương tiện dạy học: máy chiếu, máy vi tính.

2.Học sinh:

- Xem lại kiến thức tiết 1 và 2 bài §1.Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng.

- Xem trước nội dung tiết 3 bài §1.Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng.

- Sgk, vở ghi, thước kẻ.

III-Phương pháp dạy học: Kết hợp các phương pháp dạy học sau:

- Thuyết trình

- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Gợi mở, vấn đáp

- Hoạt động nhóm

IV-Tiến trình dạy học:

1.Ổn định tổ chức lớp: - Giới thiệu giám khảo.

                                               - Kiểm diện:...............................

2.Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Nêu các tính chất thừa nhận của hình học không gian?

3.Nội dung bài mới:

A - Hoạt động khởi động: Theo tính chất 2 ta thấy một mặt phẳng hoàn toàn xác định khi biết 3 điểm không thẳng hàng. Ngoài cách đó ra còn có cách nào khác để xác định mặt phẳng không?

B - Hoạt động hình thành kiến thức:

I.Hoạt động khởi động:

+)Mục đích hoạt động: Học sinh biết được có cách khác để xác định một mặt phẳng.

+)Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi của giáo viên.

+)Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Học sinh trả lời đúng có thể chưa đầy đủ các câu hỏi của giáo viên.

+)Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời, sau đó một học sinh đứng tại chỗ trình bày.

II.Hoạt động hình thành kiến thức:

+)Mục đích hoạt động: Học sinh biết được ba cách xác định mặt phẳng.

+)Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi của giáo viên.

+)Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Học sinh trả lời đúng câu hỏi của giáo viên.

+)Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các cách xác định một mp, học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời, sau đó một học sinh đứng tại chỗ trình bày.

III.Hoạt động luyện tập:

+)Mục đích hoạt động: Học sinh vận dụng được các cách xác định mặt phẳng để làm một số dạng toán.

+)Nội dung hoạt động: Làm ví dụ.

+)Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Học sinh làm đúng các ví dụ đưa ra.

+)Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên nêu đề bài, học sinh suy nghĩ làm theo nhóm, sau đó đại diện một nhóm trình bày kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

IV.Hoạt động ứng dụng, tìm tòi mở rộng:

*)Bài toán: Cho điểm S không nằm trên mặt phẳng (P) chứa tứ giác ABCD có hai cạnh AB và CD không song song, AC cắt BD tại O. Mặt phẳng (α) thay đổi cắt các đoạn thẳng SA, SB, SC, SD lần lượt tại M, N, P, Q sao cho MN và PQ luôn cắt nhau.

a)CMR: 3 đường thẳng MN, PQ, SO đồng quy tại điểm I.

b)Tìm tập hợp giao điểm J của MN và PQ.

c)CMR: Nếu mp(α) cắt SA, SD lần lượt tại A và D thì IJ luôn đi qua điểm cố định.

4.Củng cố:

+)Ba cách xác định mặt phẳng.

+)Phương pháp: tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng phân biệt, tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng, CM ba điểm thẳng hàng.

XEM CHI TIẾT GIÁO ÁN NÀY VÀ TẢI VỀ FILE WORD ĐỂ CHỈNH SỬA DƯỚI ĐÂY. 

Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé