Giáo án toán lớp 10 Phương trình đường thẳng lớp 10 theo phương pháp mới
dayhoctoan .vn ,Đăng ngày: 2019-11-17
Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé

[Giáo án toán lớp 10]Phương trình đường thẳng lớp 10 theo phương pháp mới

Tiết 81 . Bài 1. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG

Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học

Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành

- Kiến thức về vectơ pháp tuyến, vectơ chỉ phương, phương trình tham số, phương trình tổng quát của đường thẳng

- Đồ thị hàm số bậc nhất; phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn

- Bốn trường hợp đặc biệt của phương trình tổng quát đường thẳng

- Cách giải bài toán xét vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng dựa vào giải hệ phương trình

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được phương trình tổng quát của đường thẳng, đặc điểm của đường thẳng trong bốn trường hợp đặc biệt.

- Học sinh nắm được cách giải bài toán xét vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng dựa vào giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.

2. Kỹ năng

- Học sinh thành thạo kỹ năng đọc, viết, lập phương trình tổng quát của đường thẳng trong bốn trường hợp đặc biệt.

- Học sinh thành thạo kỹ năng giải bài toán xét vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng dựa vào giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.

- Vận dụng một số bài toán thực tiễn liên quan.

- Tự tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ được giao một cách độc lập và hợp tác.

- Trình bày được kết quả đã thực hiện và tự kiểm tra, đánh giá.

3. Thái độ

- Rèn luyện cho học sinh tích cực, thoải mái, tự giác tham gia và các hoạt động.

- Có ý thức hợp tác, chủ động, sáng tạo trong học tập.

- Có hứng thú học tập bộ môn Toán học.

- Biết vận dụng kiến thức của bài vào thực tế.

 

 

4. Các năng lực cần đạt

- Năng lực tự học. Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt toán học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài học, tài liệu học tập, phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- SGK Hình học 10, đồ dùng học tập.

- Ôn tập kiến thức bài học, nghiên cứu và đọc bài trước khi đến lớp, nghiên cứu các ứng dụng thực tiễn của bài học.

III. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH

1. Các hoạt động đầu giờ 

a. Điểm danh:

b. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài học)

2. Nội dung bài học

* Phương pháp dạy học: phương pháp dạy học trạm, kĩ thuật mảnh ghép.

TRẠM 1: Khởi động;   TRẠM 2: Phân tích;  TRẠM 3: Thực nghiệm; 

TRẠM 4: Áp dụng;      TRẠM 5: Mở rộng.

- Giáo viên xây dựng nội quy, quy tắc học tập, chia nhóm (10 nhóm, theo thứ tự 10 bàn, các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí).

- Giáo viên phổ biến cách tiến hành qua các trạm, cách báo cáo kết quả.

- Học sinh lắng nghe để biết cách học tập.

A. Hoạt động khởi động ( 5 phút)

Trạm 1: ‟KHỞI ĐỘNG”

- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập tốt cho học sinh, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới.

- Nhiệm vụ: Học sinh trả lời các câu hỏi về phương trình đường thẳng.

- Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, hoạt động chung.

- Sản phẩm: câu trả lời về phương trình đường thẳng (5 câu trả lời).

- Tiến trình thực hiện: 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Dự kiến câu trả lời

Tổ chức học sinh thực hiện hoạt động khởi động

(Tài liệu học tập)

- Yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ, tìm cách giải quyết vấn đề

 - Hướng dẫn, điều khiển, trợ giúp học sinh

 - Nhận xét, động viên sự cố gắng hoạt động tích cực của học sinh

 

 

 - Hoạt động cá nhân, học sinh tự đưa cách giải quyết vấn đề

 - Hoạt động chung thảo luận, chia sẻ, thống nhất cách giải quyết vấn đề

- Tích cực, chủ động trong giải quyết vấn đề

 

 

 

Trò chơi: “Bắn tên”

Câu hỏi và câu trả lời

(Tài liệu học tập)

B. Hoạt động hình thành kiến thức  (25 phút)

Trạm 2: ‟PHÂN TÍCH”

- Mục tiêu: xây dựng được phương trình tổng quát của đường thẳng, đặc điểm của đường thẳng trong bốn trường hợp đặc biệt.

- Nhiệm vụ: nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, tài liệu học tập hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ theo hướng dẫn của giáo viên.

- Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động chung.

- Sản phẩm: phương trình tổng quát của đường thẳng, đặc điểm của đường thẳng trong bốn trường hợp đặc biệt.

- Tiến trình thực hiện: 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Dự kiến câu trả lời

Yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ tại Trạm 2 – Phân tích  (Tài liệu học tập)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ tại Trạm 2

- Yêu cầu học sinh theo dõi tài liệu, hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi và  hoạt động nhóm, tự thống nhất câu trả lời

- Giáo viên hướng dẫn, giám sát, trợ giúp

- Nhận xét, đánh giá  sự hoạt động của nhóm, tóm tắt kết quả

 

 

 

 

- Hoạt động cá thể, cá nhân tự hoàn thành câu trả lời

 

 - Hoạt động nhóm trao đổi, chia sẻ trong nhóm hoàn thiện câu trả lời

 

- Báo cáo kết quả hoạt động

- Ghi nhận, chỉnh sửa (nếu có) và hoàn thiện kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu trả lời phương trình tổng quát của đường thẳng và đặc điểm đồ thị  bốn trường hợp đặc biệt của đường thẳng.

(Phụ lục – Phiếu Trạm Giám sát – Dịch vụ)

Trạm 3: ‟THỰC NGHIỆM”

- Mục tiêu: xây dựng cách giải bài toán xét vị trí tương đối của hai đường thẳng (dạng phương trình tổng quát) dựa vào giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Nhiệm vụ: nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, tài liệu học tập hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ theo hướng dẫn của giáo viên.

- Phương thức thực hiện: thực hiện kĩ thuật Mảnh ghép, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động chung.

- Sản phẩm: cách giải bài toán xét vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng  (dạng phương trình tổng quát) .

- Tiến trình thực hiện: 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Dự kiến câu trả lời

Yêu cầu học sinh thực hiện  nhiệm vụ tại Trạm 3–Thực  nghiệm

- Hướng dẫn học sinh thực hiện kĩ thuật Mảnh ghép.

+ Vòng 1: Nhóm Chuyên sâu: Hoạt động theo 10 nhóm đã có; Nhóm 1,2,3,4,5: nhiệm vụ 1; Nhóm 6,7,8,9,10: nhiệm vụ 2

+ Vòng 2: Hết thời gian vòng 1; vòng 2 thực hiện Mảnh ghép; Nhóm Mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ mới.

(Tài liệu học tập)

- Yêu cầu học sinh theo dõi tài liệu, hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi và  hoạt động nhóm theo kĩ thuật Mảnh ghép, tự thống nhất câu trả lời

- Giáo viên hướng dẫn, giám sát, trợ giúp

- Nhận xét, đánh giá  sự hoạt động của nhóm, tóm tắt kết quả

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe để hiểu cách học tập.

 

 

 

- Hoạt động cá nhân, hợp tác hoạt động nhóm để tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ tại Nhóm Chuyên sâu và từ đó hoàn thành nhiệm vụ ở Nhóm Mảnh ghép

 

 

 

- Báo cáo kết quả hoạt động

- Ghi nhận, chỉnh sửa (nếu có) và hoàn thiện kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Vòng 1:

Đáp án về số nghiệm của ba hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, vị trí tương đối của ba cặp đường thẳng

+ Vòng 2:

Đáp án về cách xét vị trí tương đối của hai đường thẳng  (dạng phương trình tổng quát)

(Phụ lục – Phiếu Trạm Giám sát – Dịch vụ)

C. Hoạt động luyện tập (10 Phút)

Trạm 4: ‟ÁP DỤNG”

- Mục tiêu: giải được các dạng bài tập: đọc, viết được phương trình tổng quát của đường thẳng trong các trường hợp đặc biệt; giải được bài toán xét vị trí tương đối của hai đường thẳng (dạng phương trình tổng quát).

- Nhiệm vụ: nghiên cứu tài liệu, thảo luận, giải các bài tập

- Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp.

- Sản phẩm: Lời giải ba bài tập: phương trình tổng quát của đường thẳng trong các trường hợp đặc biệt; Lời giải bài toán vị trí tương đối của hai đường thẳng.

- Tiến trình thực hiện:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Dự kiến câu trả lời

Yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ tại Trạm 4

 

(Tài liệu học tập)

 

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu, hoàn thành nhiệm vụ, hoạt động cá nhân, hợp tác hoạt động nhóm tự hoàn thành câu trả lời.

- Hướng dẫn, giám sát, trợ giúp học sinh

 - Nhận xét, đánh giá  sự hoạt động của nhóm, tóm tắt lại các kết quả

 

 

 

 

 

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành câu trả lời

 - Hoạt động nhóm trao đổi, chia sẻ trong nhóm hoàn thiện câu trả lời.

- Báo cáo kết quả hoạt động.

 - Ghi nhận, chỉnh sửa (nếu có) và hoàn thiện kết quả.

(Phụ lục – Phiếu Trạm Giám sát – Dịch vụ)

u  Đáp án: C

Vì d1 ^ Oy tại y = 2

nên phương trình là : y = 2

v Đáp án : C

d­2 đi qua M(3;0); N(0;4)

nên phương trình là : 

 4x + 3y – 12 = 0

w  Đáp án:  C

                       

 d và D cắt nhau tại M(1;3)

D, E. Hoạt động vận dụng, tìm tòi – mở rộng  (5 phút)

TRẠM 5: ‟MỞ RỘNG”

- Mục tiêu: biết cách giải bài toán đọc, viết được phương trình tổng quát của đường thẳng trong các trường hợp đặc biệt; giải bài toán xét vị trí tương đối của hai đường thẳng dạng phương trình tổng quát và dạng phương trình tham số.

- Nhiệm vụ: nghiên cứu tài liệu, SGK tìm cách giải bài tập 4, 5 – SGK.

- Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động chung.

- Sản phẩm: cách giải các bài tập 4, 5.

- Tiến trình thực hiện:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Dự kiến câu trả lời

Yêu cầu cả lớp thực hiện hoạt động vận dụng,  tìm tòi -  mở rộng tại Trạm 5

(Tài liệu học tập)

Yêu cầu cả lớp thực hiện tìm hiểu cách giải của bốn bài tập

Yêu cầu học sinh tìm hiểu các tài liệu, mở rộng các dạng toán.

Giáo viên chia sẻ hoạt động tìm tòi, mở rộng

Nhận xét, đánh giá  hoạt động của nhóm

 

 

 

 

- Hoạt động cá thể: học sinh hoạt động nhóm, thảo luận cách giải và trình bày lời giải (nếu có thể giải được)

Chia sẻ định hướng tìm tòi, mở rộng

Tiếp thu ý kiến phù hợp với bản thân để thực hiện nhiệm vụ

 

 

 

 

(Phụ lục – Phiếu Trạm Giám sát – Dịch vụ)

Bài tập

4-Tr 80

5a-Tr80

Nội dung chia sẻ

Giải theo PT đoạn chắn

Giải hệ PT bằng cộng đại số

Bài tập

5b-Tr 80

5c-Tr80

Nội dung chia sẻ

Giải hệ PT bằng PP thế

Giải hệ PT bằng PP thế

 

3. Hướng dẫn về nhà

- Hoàn thiện các nội dung đã tìm hiểu.

- Hoàn chỉnh các kiến thức, bài tập.

- Hoàn thiện các nội dung tìm tòi, mở rộng

- Chia sẻ các nội dung kiến thức, bài tập trong bài học

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC

- Tồn tại, hạn chế :

- Nguyên nhân :

- Giải pháp

V. PHỤ LỤC

- Phụ lục 1: Tài liệu học tập cho học sinh.

- Phụ lục 2: Đáp án của các Trạm (Trạm Giám sát – Dịch vụ).

- Phụ lục 3: Hướng dẫn hoạt động nhóm tại các trạm (File trình chiếu).

 

Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé