Bài tập trắc nghiệm hàm số lượng giác lớp 11
dayhoctoan .vn ,Đăng ngày: 2021-09-13
Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé

Bài tập trắc nghiệm hàm số lượng giác lớp 11

Xem chi tiết dưới đây

Câu 1. Hàm số $y=\cos x$ tuần hoàn với chu kì:
A. $\pi$
B. $3 \pi$
C. $2 \pi$
D. $4 \pi$
Câu 2. Tập xác định của hàm số $y=\frac{2029 x^{2}+1}{\cos x}$ là:
A. $D=\mathbb{R}$
B. $D=\mathbb{R} \backslash\left\{\frac{\pi}{2}+k \pi, k \in \mathbb{Z}\right\}$
C. $D=\mathbb{R} \backslash\{k \pi, k \in \mathbb{Z}\}$
D. $D=\mathbb{R} \backslash\left\{\frac{k \pi}{2}, k \in \mathbb{Z}\right\}$
Câu 3. Chọn phát biểu đúng:
A. Các hàm số $y=\sin x, y=\cos x, y=\cot x$ đều là hàm số chẵn.
B. Các hàm số $y=\sin x, y=\cos x, y=\cot x$ đều là hàm số lè.
C. Các hàm số $y=\sin x, y=\cot x, y=\tan x$ đều là hàm số chẵn
D. Các hàm số $y=\sin x, y=\cot x, y=\tan x$ đều là hàm số lẻ.
Câu 4. Tập giá trị của hàm số $y=\tan x$ là:
A. $(-\infty ;+\infty)$
B. $(-1 ; 1)$
C. $[-1 ; 1]$
D. $[-1 ; 1)$
Câu 5. Hàm số $y=\sin x$ đồng biến trên từng khoảng:
A. $\left(-\frac{\pi}{2}+k \pi ; \frac{\pi}{2}+k \pi\right), k \in \mathbb{Z}$
B. $(-\pi+k 2 \pi ; \pi+k 2 \pi), k \in \mathbb{Z}$
C. $(-\pi+k \pi ; \pi+k \pi), k \in \mathbb{Z}$
D. $\left(-\frac{\pi}{2}+k 2 \pi ; \frac{\pi}{2}+k 2 \pi\right), k \in \mathbb{Z}$

Câu 6. Tìm tập xác định của hàm số: $y=\tan x$.
A. $D=R \backslash\{k \pi, k \in Z\}$.
B. $D=R \backslash\{k 2 \pi, k \in Z\}$.
C. $D=R \backslash\left\{\frac{\pi}{2}+k \pi, k \in Z\right\}$
D. $D=R \backslash\left\{\frac{\pi}{2}+k 2 \pi, k \in Z\right\}$.
Câu 7. Hàm số nào sau đây có tập xác định là $D=R \backslash\{k \pi, k \in Z\} ?$
A. $y=\cot x$.
B. $y=\tan x$.
C. $y=\frac{1}{\sin x-1}$.
D. $y=\cos x$.
Câu 8. Cho đồ thị hàm số $y=\cos 2 x$ có đồ thị:

Mệnh đề nào sau đây sai?
A. Trên đoạn $\left[0 ; \frac{\pi}{4}\right]$ hàm số có giá trị lớn nhất bằng 1 .
B. Trên đoạn $\left[0 ; \frac{\pi}{4}\right]$ hàm số có giá trị nhỏ nhất bằng $-1$.
C. Trên R, hàm số có giá trị lớn nhất bằng 1 .
D. Trên $\mathrm{R}$, hàm số có giá trị nhỏ nhất bằng $-1$.

Câu 9. Hàm số $y=\sin \left(x+\frac{\pi}{3}\right)$ đạt giá trị nhỏ nhất khi:
A. $x=-\frac{\pi}{3}$.
B. $x=0$.
C. $x=-\frac{5 \pi}{6}$
D. $x=-1$.
Câu 10. Hàm số nào sau đây là hàm số chẵn?
A. $y=\cos x$.
B. $y=\sin x$.
C. $y=\tan x$.
D. $y=\cot x$.
Câu 11. Chu kì của hàm số $f(x)=\tan \frac{x}{2}$ là:
A. $T=4 \pi$.
B. $T=\frac{\pi}{2}$.
C. $T=\pi$.
D. $T=2 \pi$.
Câu 12. Cho hàm số $y=\tan x$ có đồ thị như hình vẽ:
Khẳng định nào sau đây sai?
A. Hàm số đồng biến trên $\left(-\frac{\pi}{2} ; 0\right)$.
B. $\tan x>0, \forall x \in\left(0 ; \frac{\pi}{2}\right)$

C. Đồ thị hàm số luôn cát trục hoành tại một điểm.
D. Đồ thị hàm số nhận gốc tọa độ $\mathrm{O}$ làm tâm đối xứng nên hàm số $y=\tan x$ là hàm số lẻ. Câu 13. Hình vẽ dưới đây là đồ thị của hàm số nào?
A. $y=\cos x$
B. $y=\tan x$
C. $y=\cot x$
D. $y=\sin x$
Câu 14. Gọi $\mathrm{M}, \mathrm{m}$ là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số $y=2 \sin x+2 \cos x-2 \sin 2 x$. Khi đó $\mathrm{M}, \mathrm{m}$ nhận giá trị nào sau đây?
A. $M=\frac{5}{2} ; m=-2-2 \sqrt{2}$.
B. $M=2 ; m=-2$.
C. $M=-2 ; m=-10$.
D. $M=\frac{5}{2} ; m=-10$.

TẢI ĐỀ VỀ ĐỂ IN: TẢI VỀ

Đăng ký kênh youtube của dayhoctoan nhé